Xuyên Về Thời Lê Hỗn Quân Phiệt - Chương 23: Khải Hoàn [Tăng thêm Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ]
- Trang Chủ
- Xuyên Về Thời Lê Hỗn Quân Phiệt
- Chương 23: Khải Hoàn [Tăng thêm Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ]
Phạm Ôn cởi bỏ chiến giáp chỉ mặc một thân áo vải vào thành, nhưng khí chất không thể che lấp, rất nhiều binh lính thủ thành nhận ra, hỏi thăm:
“Tướng quân, trại Tân Kỳ thế nào rồi?”
Phạm Ôn cười lớn:
“Đã toàn diệt, đang xử lý mấy cái xác và thu dọn đống hỗn độn, sáng mai Khải Hoàn. Ta về báo cáo tình hình cho Vương gia”
Dứt lời, bỏ ngoài tai những lời mời gọi, chạy một mạch tới phủ Vương gia, ném cương ngựa cho người hầu, cười lớn:
“Đại ca, Nhị ca, đệ đã thắng lợi. Tiêu diệt gần 800 tên cướp, bắt sống 200 người, thu giữ 1000 lượng bạc, chỉ tiếc không tóm được Hải ‘lú’ cùng Phúc ‘nghẹo’. Bên ta bị thương nặng 12 người, thiệt mạng 5 người.”
Những tưởng là một tràng khen ngợi, nhưng Quốc sắc mặt lạnh băng, cao giọng:
“Tướng quân ra trận, sao có thể bỏ lính mà về.”
Phạm Ôn lâu lắm mới thấy ánh mắt căm tức này, cúi đầu. Quốc thở dài, tiến đến vỗ vai:
“Đây là trận đầu đệ cầm binh, ta hiểu nỗi lòng muốn khoe khoang, nhưng quốc có quốc pháp, gia có gia quy, ta không thể vì đệ là người thân mà tha thứ, nó sẽ tạo tiền lệ rất xấu, chính lệnh sau này không còn nghiêm minh.”
Phạm Ôn quỳ gối, đáp:
“Đệ…đệ biết sai. Nguyện chịu mọi trừng phạt.”
Quốc quay sang Lê Hoàn đang đứng bên, nói:
“Theo quân pháp xử lý thế nào?”
Lê Hoàn cung kính:
“Thưa Vương gia, Tướng quân Phạm Ôn đã phạm vào điều tốt kỵ thứ nhất, nhưng đây là lần đầu vi phạm, cùng tình tiết không quá nghiêm trọng, xử lý theo mức độ 4: Phạt bổng lộc nửa năm, kiểm điểm trước toàn quân và vụt 30 hèo trước mặt binh lính.”
Quốc gật đầu. Lê Hoàn nhìn sang Phạm Ôn, nhẹ giọng:
“Tướng quân, mời.”
Và trước ánh mắt kỳ quái của binh lính thủ thành, Phạm Ôn đi ra nhưng gương mặt ểu oải, ỉu xìu.
*
Trại Tân Kỳ, dưới sự chỉ huy của Lê Trung, tàn cục nhanh chóng thu xếp ổn thỏa. Mọi người thay phiên canh gác và dùng bữa. Bất thình lình pháo hiệu phát sáng, Lê Trung buông bát đũa chạy ra, trầm giọng:
“Có việc gì?”
Người lính đáp:
“Thưa Tướng quân, từ xa có hai người đang cưỡi ngựa lao tới. Sợ là đám giặc cướp đánh trở về.”
Lê Trung gật đầu:
“Toàn bộ sẵn sàng.”
Dù bị phá bĩnh, nhưng không ai than phiền mà tăm tắp theo hiệu lệnh. Không lâu, khi biết hai người tới là ai, toàn bộ cung kính:
“Tham kiến hai vị Tướng quân.”
Lê Hoàn cười:
“Tính cảnh giác rất tốt.”
Xong chậm rãi đọc trừng phạt của Phạm Ôn. Và dưới ánh mắt chứng kiến của hơn 1000 người, Phạm Ôn nằm trên ghế băng, Lê Hoàn cầm gậy gỗ vụt mạnh. Không có sự nương tay, nên dù Phạm Ôn cố cắn răng để không phát ra tiếng hét, nhưng nhìn sắc mặt, ai cũng cảm nhận rõ sự đau đớn, sống lưng buốt lạnh. Sau 1 tiếng, thực thi hình phạt kết thúc, Lê Hoàn đỡ Phạm Ôn đứng dậy, nói:
“Đã đắc tội.”
Phạm Ôn gương mặt tái xanh, vịn vai nhẹ giọng:
“Không sao.”
Xong nhìn về binh lính:
“Quốc có quốc pháp, quân có quân quy, ở Quảng Nam lời Vương gia là chủ, ai vi phạm dù thân phận địa vị nào đều phải bị xử trí.”
Dù lời nói có chút hoang đường, mang hơi hướng phản đối triều đình, tách ra lập môn hộ, nhưng cả đám sớm coi Quốc là Tín ngưỡng, đồng thanh, hô vang:
“Rõ.”
*
Trở lại phủ Vương gia, ngay sau khi Phạm Ôn rời đi, Quốc nhìn sang Lương Đắc Bằng, nói:
“Mỗi người bị thiệt mạng, huynh trích ngân sách hỗ trợ 20 quan tiền, 50 cân lương thực. Lo ma chay, nơi ở cũng như việc làm cho người thân trong gia đình. Người bị thương để Trịnh Long chỉ huy Quân y không tiếc giá nào cứu chữa, thưởng 5 quan tiền, 1 mẫu ruộng. Còn những người khác, cộng 10 điểm quân công, thưởng 1 quan tiền, 5 cân lương thực.”
Nghe xong Lương Đắc Bằng sáng mắt, bởi thời này binh lính ra trận là nghĩa vụ, trừ khi lập đại công, sau khi chết trận gia đình mới tốt, còn những binh sĩ thường, thì dù chết hay gia đình thương thế rất khổ, phải đến Huyền Tông, năm Cảnh trị 4 (1666) thì trong luật định mới có tiền thuốc và tiền tuất, đáp:
“Đại ca thay dân chúng cảm ơn Nhị đệ. Nhưng sơ sơ phải tới 1800 quan, với tình hình Quảng Nam bây giờ muốn bỏ ra có chút thịt đau.”
Quốc cười:
“Thiếu bao nhiêu ta bảo Đại Lâm ứng trước trong ngân khố của phủ. Đợi có thì bù sau.”
Biết ý đã quyết, Lương Đắc Bằng cũng chẳng can nữa
*
Do có tin từ sớm, tờ mờ sáng, hai bên đường đã đứng đầy người từ già trẻ gái trai chờ mong đoàn quân chiến thắng trở về. Những người lính này chính là con em, cha và chồng của họ. Đại Quân dù không có kỵ binh, tượng binh, nhưng những bước chân tựa như sấm dồn, địa chấn uy mãnh, mà khi đoàn quân đi qua, mọi sự nhốn nháo tắt hết, ai nấy đều nắm chặt tay, máu trào ra cuồn cuộn, sau đó Phạm Ôn hô:
“Nghiêm. Chào.”
Tất cả theo lệnh, giơ tay ngang trán, một quy cách quân đội hiện tại hình thành, cờ Đại Việt tung bay, Quốc mặc quần áo hiu nhàn, cười:
“Quảng Nam trở nên tươi đẹp là công ơn rất lớn của các đồng chí, đồng bào của chúng ta. Họ hy sinh nhưng máu hoà vào đất mẹ, linh hồn hoà vào non sông, ngày đêm thủ hộ quê hương, mãi trường tồn cùng dân tộc. Chúng ta hưởng hòa bình, cần biết ơn của họ. Một phút mặc niệm để nghiêng mình trước linh hồn những người anh hùng.”
Những âm thanh trầm bổng vang của bài Đồng Đội Ơi! vang lên:
“Tôi gọi mãi sao đồng đội không thưa,
hết giặc rồi sao không dậy mà vui?
Tôi gọi mãi sao không ai trả lời
Tổ quốc sum vầy các anh đâu hết
Sao chỉ toàn hàng ngang và hàng dọc
Người thì có tên, người lại không tên.”
Sau một lúc yên lặng, không biết ai bắt đầu, hô vang:
“Đại Việt Vạn tuế! Vương gia vạn tuế.”
Tiếng hét vang vọng non sông, phá tan cửu thiên. Mỗi người mang theo niềm kiêu hãnh, sự tự hào, kiêu ngạo. Mấy tháng trước, họ còn phải tha hương cầu thực, ngày lo ngày đói bữa bị giặc giết, hôm nay họ tại đây, sống trong thành trì vững chắc, có cơm ăn, có áo mặc, tuy vẫn còn khó khăn nhưng tương lai của họ và con em tươi sáng rất nhiều, không còn sự mờ mịt.
*
Một góc nhỏ, người binh lính tên Hải gương mặt vui vẻ trên vai đeo 1 tay nải nặng trĩu, nhưng khi tới cửa nhà, nghe âm thanh cười nói truyền ra, nước mắt hắn trào dâng. Trước đây hắn cùng cha mẹ dựa vào mảnh ruộng tổ truyền, cầy cấy sống qua ngày không ngờ mất mùa, bố mẹ ốm bệnh, tiền thuế treo trên đầu, vì bác 1 hơi sống, hắn bán ruộng trả lợi và mang theo cha mẹ vào Nam mưu sinh. Mỗi lần nhìn ba mẹ đêm trằn trọc khó ngủ, em gái gầy trơ sương, hắn cảm thấy bản thân vô dụng. May mắn khi tới Quảng Nam, vừa kịp Vương gia tuyển lính, biết tham gia được lo ăn ở, hắn trốn gia đình mà đi. Những tưởng phải đi dong dã nhiều năm, nhưng không ngờ chỉ sau ba tháng hắn đến lượt nghỉ phép. Hít một hơi giữ cho mình bình tĩnh, Hải hô to:
“Cha, mẹ con đã về.”
Nghe tiếng động, người phụ nữ mái tóc trắng, gương mặt khắc khổ nhìn ra, thấy hình ảnh, ánh mắt ướt nhòa, vui sướng:
“Ông ơi, con nó về. Hiền, anh Hai về này con.”
Ông Dũng đang làm vườn, bỏ lại dụng cụ đi ra, tiến lên vỗ vai:
“Rắn rỏi đó a. Mà mày đang đi lính sao về, chẳng lẽ đào binh.”
Hải đáp:
“Dạ, tất nhiên là có phép chứ cha. Con còn dùng 1 phần tiền lương mua chút thịt và lương thực. Cha mẹ và em ăn để tẩm bổ.”
Bà Phúc liếc khéo:
“Mới kiếm được vài đồng mà đã tiêu xài xa hoa thế. Sau này sao có tiền cưới vợ?”
Hải ngây ngô, đáp:
“Mỗi tháng Vương gia cho 2 quan, con mới tiêu có 1 quan. Còn 5 quan mang về cho mẹ.”
Bà Phúc cười:
“Tốt, sau này có lương gửi về cho tôi giữ. Đủ 50 quan, tôi nhờ bà mai làm mối lấy vợ xinh đẹp, mắn đẻ.”
Mà Hiền ngồi cạnh bên anh, nũng nịu:
“Anh dậy em bộ pháp được không? Em muốn noi gương bà Trưng, bà Triệu.”
Hải đáp:
“Được, ăn xong anh sẽ dậy. Nhưng muốn vào nữ quân thì em phải rèn luyện nhiều.”
Hiền nắm chặt tay:
“Vâng anh.”
Sau đó cả nhà nói chuyện vui vẻ, do chỉ có 1 ngày phép, nên Hải cũng không ra ngoài mà bồi tiếp cha mẹ nói chuyện. Khi trời gần tối, Hải cầm tay nải trống không đi ra cửa, ông Dũng nhìn con trai, trầm giọng:
“Cuộc sống của chúng ta là do Vương gia ban, dù như thế nào cũng không được phụ ơn Vương gia.”
Hải đáp:
“Vâng, con biết.”
*
Cùng lúc này, ở con ngõ đối diện, một người lính mang theo bình sứ đi tới một căn nhà lụp xụp, nói:
“Chị Thu ơi, chị có nhà không?”
Một người phụ nữ mảnh khảnh bước ra:
“Có tôi đây, không biết đại nhân tìm tôi có việc gì ạ. Nhà tôi đi lính chưa về”.
Người lính nhẹ giọng:
“Tôi là Trung sĩ của quân đoàn 1 – Quảng Nam. Chồng chị là cấp dưới của tôi, anh ấy đã anh dũng chiến đấu, trong cuộc dẹp phỉ, không may hy sinh. Đây là hài cốt của anh ấy.”
Nghe xong, người quả phụ bật khóc, bên cạnh đứa con trai cắn răng, nước mắt lăn dài trên má, người lính tiếp:
“Xin chị đừng buồn. Chồng chị đã hy sinh rất anh dũng, anh ấy là anh hùng của quân đội Quảng Nam, anh hùng của Đại Việt.”
Người quả phụ vẫn khóc, người lính tiến lên vỗ vai đứa bé:
“Cháu là trụ cột của gia đình, hãy là điểm tựa cho mẹ vượt qua thời gian khó khăn này, cha cháu trên trời cũng vui vẻ nhắm mắt.”
Cậu bé đáp:
“Vâng. Cháu biết…Trước cha cháu nói đàn ông đổ máu không đổ lệ.”
Người lính cười, xong đưa qua tay nải, tiếp:
“Trong đây là 20 lượng bạc cùng lương thực để gia đình vượt qua thời đoạn gian khó. Ngoài ra còn bằng Tổ quốc nghi công. Hôm sau sẽ có người bên Hiến sát ty tới sắp xếp việc làm cho chị và chỗ học chi cháu. Nếu trong cuộc sống có gì khó khăn, hãy tới doanh trại tìm chúng tôi. Gia đình Liệt Sĩ, quân đội sẽ không để thân nhân thua thiệt. Tôi xin phép đi trước.”
Đợi người lính khuất hẳn, người mẹ ôm lấy con khóc nức nở. Đây chỉ là 2 trong vô số hoàn cảnh gia đình có con em tham gia quân đội. Chiến tranh là thế, vô tình. Nó mang lại ngọt ngào cho kẻ chiến thắng, nhưng cũng cướp đi bao sinh mạng, đem đau thương tới vô số người. Nhưng lịch sử không bao giờ thoát khỏi chiến tranh, chiến tranh là sự thúc đẩy cùa phát triển…