Xuyên Về Thời Lê Hỗn Quân Phiệt - Chương 13: Lương Đắc Bằng
Sáng sớm, Quốc mở tiệc lớn ở Phong lâu, để người hầu đưa thiếp tới tất cả phú hộ. Dù không quen biết, nhưng cả đám vẫn tới. Nhưng Triệu Vương không tới, Lê Hiền cung kính:
“ Vương gia đêm qua trở bệnh, đã ra ngoài lên núi tìm thầy thuốc.”
Quốc mặt đau xót:
“ Hoàng thúc a..đi không báo hoàng điệt câu.”
Bữa tiệc bắt đầu, Quốc huyên thuyên chém vài câu, nhưng Triệu Vương không tới, bữa tiệc mất đi ý nghĩa. Quốc cũng qua loa, rồi thu lễ vật xong lên đường.
*
Đi tới thành trì tiếp theo, Quốc tiếp tục kế sách ban đầu. Chỉ vào thành khi mua lương thực, dù sao càng đi về Nam, sức mạnh Hoàng quyền càng yếu, dần dần có dấu hiệu gia tộc. Tới huyện Chân Phúc( – thị xã Cửa Lò ngày nay) – phủ Đức Quang – Trấn Tuyên Quang, đám người Trần Phong mua đồ, thì Quốc đi dạo một vòng, xong nghé vào một quán nước bên cạnh bờ biển, hô:
“Tiểu nhị đâu!”
Không lâu một cô gái nhỏ nhắn, nở nụ cười thật tươi tiến lại:
“ Thưa khách quan, ngài dùng gì ạ!”
Quốc khẽ giật mình trước vẻ đẹp, thầm than mẹ nó thời nay con gái ăn gì mà đi đâu cũng thấy người đẹp, nhưng mấy nay nhìn Lan Hương cùng Minh Nguyệt, định lực cũng tốt hơn, Quốc biết mình thiếu tệ nhị, khẽ cười trừ, nói:
“Thật xin lỗi. Cho ta một chum rượu với vài món nhấm đi.”
Cô gái đáp:
“ Được ạ, xin quý khách đợi trong giây lát.”
Rồi mỉm cười quay người đi. Đúng lúc này, bàn bên, một giọng nói vang lên:
“ Trời đất cho ta một cái tài/Giắt lưng dành để tháng ngày chơi/ Dở duyên với rượu khôn từ chén /Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời /Cờ sẵn bàn son xe ngựa đó/Đàn còn phím trúc tính tình đây/ Ai say, ai tỉnh, ai thua được/Ta mặc ta mà ai mặc ai!”
Ngâm xong, ngửa mặt lên uống cạn bát rượu. Quốc giật mình, bởi thơ hay, lại nói được sự cao ngạo của bản thân, vội bước tới vừa vỗ tay vào quạt tán thưởng, vừa nói:
“ Hay. Thật hài hòa, thật thanh cao. Không biết ta có thể ngồi với huynh đài được chứ.”
Lương Đắc Bằng giật mình quay sang, thấy là một thanh niên một thân lụa trắng, ngũ quan tinh xảo, một khí chất nho nhã, đáp:
“ Haha. Xin mời huynh đài tự nhiên.”
Quốc cũng không quá câu lệ, ngồi xuống, rót cho mình đầy một chén, uống xong, đặt xuống, nói:
“ Đúng là rượu ngon phải có bạn hiền. Tại hạ tên Ái Quốc hiệu Hi Văn. Không biết xưng hô với huynh đài như thế nào.”
Có lẽ ấn tượng đầu tốt, Lương Đắc Bằng đáp:
“ Có lẽ huynh đài mới đến phải không. Tại hạ tên Lương Đắc Bằng, hiệu Tử Thanh.”
Quốc nghe xong giật mình, sau đó chuyển sang vui sướng. Mặc dù không quá ham mê sử sách nhưng cái tên Lương Đắc Bằng cũng sớm như sấm bên tay. Đây là thầy dậy của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sáng tác bộ Thái Ất thần kinh ( – cội nguồn tạo ra Sấm Trạng Trình), đóng góp lớn cho giai đoạn Trung Hưng. Nhìn bộ dạng lúc này, Lương Đắc Bằng mới chỉ có danh thần đồng, đỗ đầu kỳ thi Hương, thi Hội, chuẩn bị cho kì thi Đình năm sau, kích động:
“ Ôi trời ơi, Tử Thanh huynh, danh tiếng huynh, ta đã nghe từ lâu. Không ngờ lại găp cậu ở đây, thật vui sướng. Ta có thể thỉnh giáo huynh được không?”
Lương Đắc Bằng gật đầu ngân nga:
“ Gốc liễu ven sông đứng lặng thinh/ Nắng mưa chồng chất liễu càng xinh/Bao lần sương gió mình cong rũ/Mấy bận bão giông thân khó (rung) rinh.”
Quốc suy tư lúc, tiếp:
“ Quân Tử bước qua nghiêng ngắm lá/Tiểu Nhân trở đến vói rung cành/Khá khen nhành liễu luôn day dẻo/ Vững gốc chuyển xoay biết phận mình.”
Xong xuôi, trầm ngâm ra vế đối:
“ Sinh nê nhi bất nhiễm (Sinh nơi bùn mà không nhiễm)/ Hữu xạ tự nhiên hương (Có chất xạ tự nhiên thơm).”
Lương Đắc Bằng cười:
“ Cửa sấm dám đâu mang trống lại/Đất người đành phải vác chiêng đi.”
Nghe xong, Quốc cũng biết bản thân kém hơn, đáp:
“ Khắc chấn danh gia năng hữu tử (Nối nghiệp, danh gia sinh con tài giỏi)/Bất tài tiện đệ nhượng vi huynh (Kém tài, tiện đệ xin nhường làm anh)”
Lương Đắc Bằng cười, cả hai dùng chén rượu để kết giao. Một câu Lương huynh, hai câu Lệ đệ. Khi dần ngà ngà say. Cô gái bước ra, đưa lên tờ giấy vừa viết chưa ráo mực nói:
“ Thật xin lỗi, Thấy hai vị công tử ngâm, tôi có viết lại. Mời hai vị cùng xem.”
Cả hai nhìn nét chữ đầy uyển chuyển, khoan thai, Lương Đắc Bằng vô đùi:
“ Thật tốt. Cảm tạ cô nương.”
Rồi định cầm lấy. Cô gái tránh thoát, cười thật duyên nói:
“ Có thể hai vị cho tiểu nữ xin chút tiền công được không ạ.”
Đôi mắt long lanh đầy đáng thương, Lương Đắc Bằng còn ngớ người, Quốc đã rút ra một 1 quan, nói:
“ Quên mất, đây là tiền. Phiền cô nương có thể sao thêm cho ta một bản được chứ.”
Cô gái vội vã cầm lấy, bắt đầu mài mực sao lại. Ông chủ thấy vậy, lắc đầu:
“ Để hai vị chê cười. Để tôi bảo tiểu nữ trả lại.”
Quốc đáp:
“ Cô ấy nên được. Bác không cần trả đâu. Cô rất có sáng ý. Phụ nữ không thua kém đấng mày râu.”
Ông chủ cười:
“ Trò khôn vặt của trẻ con. Công tử đã quá khen ngợi.”
Lúc này cô gái cũng sao xong, đặt cả hai lên bàn, rồi quy đầu nhìn cha, lè lưỡi làm mặt quỷ rồi chạy đi. Ông chủ lắc đầu, nhìn con gái cười đầy trìu mến, nói:
“ Vậy các cậu ngồi dùng bữa đi, bữa hôm nay tôi mời.”
Quốc chưa kịp trả lời, tiếng khách nhân gọi, khiến ông chủ tất bật vội đi. Nhìn vậy, cả hai lắc đầu, tiếp tục uống. Có lẽ gặp tâm giao, hiểu biết nghệ thuật tuồng chèo, cũng không quá tị hiềm thân phận con nhà hát, Lương Đắc Bằng thả lỏng bản thân, uống rất tới, thấy rượu hết, hô lớn:
“ Chủ quán, cho ta một bình nữa. Ta chưa say.”
Quốc từng đi uống nhiều, biết bản thân tới là dừng, khua tay:
“ Đừng..đừng…Hôm sau chúng ta uống tiếp.”
Nhưng vừa dứt lời, một tiếng hét thé tai từ Khả Thanh( cô con gái chủ quán, kiêm luôn tiểu nhị.). Hai người dồn dập quay lại nhìn, thì đã thấy một tên công tử mặt đầy dâm dê cười khà khà:
“ Haha, đúng là kiểu bản thiếu gia thích.”
Những tên chân chó cũng nhao nhao:
“ Được Phạm thiếu để ý là phúc mười đời nhà cô, còn tỏ ý.”
“ Số hưởng, còn không mau tạ ơn Phạm thiếu.”
Ông chủ quán hốt hoảng chạy lại:
“ Không biết tiểu nữ đã làm gì sai, kính xin khách quan bỏ qua.”
Phạm Ôn cười, chỉ vào vệt nước trên áo nói:
“ Cô nương đã đổ mắm lên áo của ta, ta muốn bắt cô ta vê giặt, có được không?”
Khả Thanh đôi mắt rưng rưng nước mắt, nói:
“ Bọn chúng cố tình, không phải con.”
Rồi òa khóc nức nở. Phạm Ôn nghe vậy, quay sang xung quanh hỏi:
“ Các ngươi thấy ai đổ mắm lên người ta.”
Mọi người xung quanh tránh xa xa. Sở dĩ có như vậy là do thân phận Phạm Ôn, cha hắn chính là Phạm Bá Tuấn, đang giữ chức Tổng binh chiêm sự Nghệ An, ông nội là Trấn Quận Công Phạm Vấn (- một trong ba người giữ bậc cao nhất bảng Công thần khi Lê Thái Tổ sắc phong, cùng Lê Sát, Phạm Văn Xảo). Do thật muộn mới có, nên Phạm gia vô cùng nuông chiều, Phạm Ôn bình thường tác oai tác quái, không để ai vào mắt. Nhìn vậy, Phạm Ôn đắc ý, những tên chân chó, nhao nhao:
” Chính mắt ta nhìn thấy cô ấy đổ.”
“ Ta cũng vậy.”
Ông chủ quán biết kẻ đến không thiện, thấp giọng nói:
“ Không biết bao nhiêu, khách quan cho xin giá, tiểu nhân xin đền ạ.”
Đáp lại chỉ có những tiếng cười lớn: “ Haha.” Một tên nhanh nhảu:
“ Đồ chính Thượng hoàng đích thân ban tặng, há có tiền mà đền được.”
Một tên khác, tiếp:
“ Mở mắt chó ra mà xem, đây là công tử..”
Lời chưa nói xong, bỗng bị đạp bay ra ngoài, miệng rớm máu, Lương Đắc Bằng quát:
“ Ồn ồn cái lìn, không biết lão tử đang uống ư.”
Hành động của Lương Đắc Bằng quá nhanh, Quốc không theo kịp, đúng là khi say, mỗi người đều có thể là một tiểu “ siêu nhân.” Tên chân chó, quệt miệng còn rớm máu, ôm chân Phạm Ôn mà khóc:
“ Công tử, trả thù cho tiểu nhân với.”..