Thần Khúc - Kiều Gia Tiểu Kiều - Chương 143: Mệnh sấm tiễn
Đã cố gắng tránh vết xe đổ, nhưng sự bình tĩnh mà Bạch Tụng cực lực duy trì vẫn dần dần bị phá hủy. Ông có thể chịu đựng Cửu Hoang dẫn dắt quàng xiêng một hồi, song không thể chống đỡ bị người mắng bất tài!
Trong khoang lúc này.
“Tịch yêu này lợi hại thật, biết Bạch tiền bối luôn chú trọng nho nhã, văn phong hoa lệ từ ngữ trau chuốt, nên cố ý làm bài vè thô lỗ như vậy, còn phải làm xong trong vòng bảy bước nữa chứ…”
“Ta cảm thấy hội luận đạo lần này ta thu hoạch được nhiều nha, đạo lý không hiểu nhiều lắm, nhưng bản lĩnh chọc giận thì tăng rất nhiều đấy.”
“Nào có lí đó!” Một nam tử ăn mặc bảnh bao, phong thần tuấn lãng thét lên rồi lao ra khỏi khoang, đúng là cháu trai của Bạch Tụng.
“Trở về đi!” Bạch Tụng gắt.
“Bọn họ căn bản không tới luận đạo, mà cố ý kiếm chuyện!” Nam tử tuy giận nhưng dưới uy thế của Bạch Tụng đành đóng sầm cửa lại quay về.
– — —
“Biểu ca, tính tình Bạch tiền bối này tốt thật, ta mà bị nhục nhã như vậy đã sớm không nhịn được rồi.”
“Không phải tính tình ông ta và Tống tiền bối tốt, mà là họ tự vác đá đập vào chân mình.”
“Ồ?”
…
Quả thật không phải tính tình Bạch Tụng tốt. Hội luận đạo ở biển Mạn Đà đã có lịch sử mấy ngàn năm, trước đây chỉ mấy môn phái đóng cửa luận bàn, không mở ra cho bên ngoài. Đều vì khiến Ôn Tử Ngọ xấu hổ mới phát triển thành quy mô hiện tại. Lúc Ôn Tử Ngọ nói lắp, ba người họ thường mượn cớ “lý luận” để công kích ông, đủ kiểu đủ loại công kích. Còn qui định rằng, miễn có thể nói đạo lý, miễn không xúc phạm vô cớ, không ai được phản đối.
Nhìn Bạch Tụng nghẹn tím mặt, sắc mặt Tống Viễn Linh ngược lại bớt tối tăm, chắp tay mỉm cười, ha, xem ra không chỉ riêng mình gặp chuyện.
Hiện giờ chỉ còn lại Phương Nhất trên đài Huyền Vũ.
Hai người đều nhìn về phía Phương Nhất, ý bảo ông ta nhất định phải tranh đua, lúc này Ôn Tử Ngọ nhất định ngồi ở ở Điểm Tinh Nhai cười không khép được miệng.
Phương Nhất mỉm cười nói: “Đài Chu Tước đã thắng được hai người, không cần thiết tranh luận với ta nữa. Huống chi lão Ôn không tới, ta cũng không muốn khi dễ mấy tiểu bối.”
Hai người khó tin nhìn ông ta.
Phương Nhất làm như không thấy, ngó lơ hai người họ.
Bạch Tụng cùng Tống Viễn Linh vốn đang rất bực, giờ phút này càng thêm tiếc giận, Phương Nhất ngươi hay thật, tại sao bọn ta phải nhắm vào Ôn Tử Ngọ, đều chẳng phải vì ngươi hay sao!
Trong hội luận đạo hai nghìn năm trước, sư phụ Phương Nhất bị sư đệ của Ôn Tử Ngọ làm tức giận đến mức hộc máu tại chỗ.
Môn phái Kỳ Môn trước nay vô cùng thần bí, lúc ấy qua lại giữa Tam Thiên Thế Giới chưa thông thuận, nghe nói người nọ do lão tổ của Kỳ Môn nhặt được từ một tiểu thế giới nào đó. Sau này người nọ lại mai danh ẩn tích, món nợ kia chỉ có thể tính trên đầu Ôn Tử Ngọ.
Phương Nhất bị hai người Bạch Tụng cùng Tống Viễn Linh trừng đến chột dạ, ông ta nghĩ ra một cách, nhìn về phía các khoang: “Ở đây có ai nguyện ý thay ta ra một đề, luận một chút không?”
Tiếng nói ngừng một lúc lâu, cửa các khoang vẫn đóng kín, không ai bước ra.
Không phải bọn họ sợ Cửu Hoang, mà những người ở đây tuy gọi mấy người Bạch Tụng là tiền bối, cũng đều là nhân vật có uy danh trong các giới, mọi người đều hiểu ba người Bạch Tụng đến đây để báo thù Ôn Tử Ngọ, ai chấp nhận bước ra sẽ đắc tội Ôn tiền bối. Tới lui xem Ôn tiền bối bị đùa bỡn cũng không sao, pháp không trách đại chúng, song nếu chường mặt ra ngoài tất trở thành mục tiêu sống.
Phương Nhất chẳng còn cách nào, đành bỏ qua Cửu Hoang cùng Huyễn Ba, nhìn về phía Khúc Duyệt: “Vị cô nương này cùng ngồi trên đài Chu Tước nhưng nãy giờ vẫn chưa mở miệng. Hay là cô cùng ta đơn độc luận một đề, thế nào?”
Khúc Duyệt liền nói: “Không phải các tiền bối đã nói ba tiểu bối đại diện cho một Ôn tiền bối sao?”
Phương Nhất giải thích: “Đó là vì lão Ôn trước nay chưa từng thắng nên phái đệ tử đi thay, chúng ta lại không muốn bắt nạt tiểu bối. Với tình hình trước mắt, nếu vẫn kiên trì giữ quy củ ban đầu thì có vẻ chúng ta quá tự đại.”
Người này ngoan độc. Khúc Duyệt không ngại đại lão “đức cao vọng trọng”, chỉ sợ loại “co được dãn được” này.
Phương Nhất nói: “Chúng ta chỉ luận một đề đơn giản này, hãy biểu đạt “lá che trước mắt”. Nếu ngươi thua, ta cho phép ngươi ra cho ta một đề khác.”
Ông ta thoái nhượng đến mức này, nếu Khúc Duyệt không đồng ý, đội của nàng liền trở thành nhỏ mọn. Họ đã không biết xấu hổ mà “thắng” hai ván nhờ vào “ngụy biện tà thuyết”, “càn quấy” và “đánh tráo khái niệm”, đại thù của Ôn tiền bối đã trả được, ông ấy hẳn đã vui, ván thứ ba có thua cũng không sao.
Khúc Duyệt quyết định chấp nhận luận với Phương Nhất một bàn, xem như một lần tu hành.
Nàng trả lời: “Vậy vãn bối thử một lần.”
Phương Nhất nói: “Ngươi trước.”
“Lá che trước mắt kỳ thật khác nhau trong đại đạo và tiểu đạo…” Khúc Duyệt quả thật từng học về “lá che trước mắt” đối với tu đạo giả tại Học viện Dị Nhân, đề cập tầm nhìn tu đạo giả lớn thế nào, thế giới bao la ra sao… Nàng kể ra lý luận học được sau đó nói về quan điểm của chính mình.
Tuy nhiên, trong lúc nàng đang nói, Phương Nhất lấy từ vòng trữ vật ra một chiếc lá liễu thon dài, sau đó dán lên hai mắt mình.
Khúc Duyệt đột ngột im bặt.
Phương Nhất đã dùng hành động thực tế thể hiện đề mục ông ta đề ra, trực tiếp dùng một mảnh lá cây che đi hai mắt, đây là hàm nghĩa thuần túy căn bản nhất của thành ngữ này.
Từ đó biến hành động Khúc Duyệt thao thao bất tuyệt giảng về đại đạo tiểu đạo trở thành một minh chứng khác cho việc bị “lá che trước mắt”.
Thật sự vi diệu!
Khúc Duyệt không vì bị trêu đùa mà giận, âm thầm tán thưởng.
Nàng nói: “Ván này ngài thắng thật đẹp! Đây đúng là cấp độ của hội luận đạo!”
Khúc Duyệt chắp tay với ông ta, hổ thẹn không bằng.
Phương Nhất nói: “Cô nương nhận thua rồi à?”
Khúc Duyệt: “Vâng.”
Phương Nhất mỉm cười: “Cô nương còn một cơ hội nữa.”
Khúc Duyệt định nói không cần, khả năng luận đạo của nàng không thể vượt qua các vị đại lão về Đạo học này.
Nhưng lúc này, một giọng nói truyền vào tai nàng: “A Duyệt!”
Hai mắt Khúc Duyệt trợn to, không thể tin: Cha?
Cha đã hợp đạo thành công và xuất quan?
Cha vẫn luôn ở trên thuyền quan sát nàng?
Khúc Duyệt bị phong bế khí hải nên không thể truyền âm, nàng lập tức muốn giải phong để nói chuyện với ông.
– — “Con không khỏe, đừng làm gì tùy tiện, nghe vi phụ nói.”
Tim Khúc Duyệt đập như nổi trống, lại nghe thấy giọng ông hơi suy yếu, nàng lo lắng sốt ruột.
– — “Ai, từ khi con còn rất bé, vi phụ đã ngày đêm lo lắng con sau này bị nam nhân lừa gạt, thế nên cho con tiếp xúc với vô số nam tử ưu tú. Sau này ta lại bắt đầu lo lắng con mắt cao hơn đầu. Nhưng thật không ngờ lại hoàn toàn trái ngược.”
Khúc Duyệt ngẩn ra, lời này của cha là có ý gì?
Cửu Hoang đột nhiên rùng mình, sờ sờ sau lưng mình, cảm giác có cơn gió lạnh tạt vào gáy, lành lạnh.
– — “A Duyệt, cho vi phụ xem bản lĩnh ta dạy con trước kia, sau mười mấy năm có tiến bộ không.”
– — “Hãy thắng hắn.”
Thắng ai?
Phương Nhất?
– — “Có thể bại bởi Tống Viễn Linh và Bạch Tụng, nhưng không thể bại bởi Phương Nhất.”
Khúc Xuân Thu nói xong, mọi thứ chìm vào im lặng.
Khúc Duyệt bắt đầu hoài nghi cha nàng vẫn chưa xuất quan. Nơi ông bế quan hợp đạo có thể ở gần biển Mạn Đà này. Dường như cha và Vô Tướng Giới có liên quan sâu xa, khả năng rất cao ông lựa chọn nơi này để bế quan.
Thêm nữa, nghe Tân Lộ nói, thế giới này là nơi tiếp giáp giữa Thiên Nhân Cảnh và Phàm Nhân Cảnh. Thiên nhân đến thế gian đều phải đi qua nơi này, có thể ông muốn ở gần mẹ nàng hơn một chút.
Khúc Duyệt trầm tư một lát, đồng ý nói: “Được.”
Là trả lời cha, đồng thời trả lời Phương Nhất.
Phương Nhất nói: “Mời ra đề.”
Khúc Duyệt nói: “Đề của vãn bối là…” Suy nghĩ thật lâu, “Lá che trước mắt.”
Phương Nhất sửng sốt: “Vẫn là “lá che trước mắt”?”
Khúc Duyệt gật đầu: “Vâng, vãn bối đã thua tâm phục khẩu phục. Muốn thắng ngài, chỉ có thể xuống tay từ chỗ am hiểu nhất. Vãn bối là nhạc tu, lần này vãn bối muốn so với ngài một lần từ góc độ âm nhạc, biểu đạt “lá che trước mắt”.”
Phương Nhất dường như cố nén cười: “Được.”
“Lục Nương.” Cửu Hoang vừa được Đinh Mậu truyền âm, vội vàng nhắc nhở nàng, “Ông ta là một đại nhạc sư.”
Thấy vẻ mặt kinh ngạc của Khúc Duyệt, Phương Nhất tiếp tục nhịn cười.
Khúc Duyệt xoa giữa mày, thảo nào cha nói bại bởi ai cũng không thể bại bởi ông ta, thì ra đều là nhạc tu.
Giữa nhạc tu với nhau cũng tồn tại hiện tượng “văn nhân khinh nhau“.
Văn nhân khinh nhau: nguyên tác là “văn nhân tương khinh”, những người có học, trí thức ngày xưa được gọi là văn nhân, giữa những người này thường hay có hiềm khích vì họ thường tự cao.
Khúc Duyệt nhìn Huyễn Ba, chợt nảy ra chủ ý: “Phương tiền bối, chúng ta dùng phương thức đơn giản để so, được không?”
Phương Nhất cẩn thận hỏi: “Phương thức thế nào?”
Khúc Duyệt: “Trước tiên để Huyễn Ba tiền bối hát một bài, chúng ta giúp bè phụ hoạ, sau đó vãn bối sẽ nói phương thức để so.”
Phương Nhất hỏi: “Bè thế nào?”
Huyễn Ba cũng không hiểu ý này, nhưng có người đánh nhịp cho là việc hắn thích nhất: “Chính là sau mỗi câu ta hát, các ngươi hát ba chữ cuối, rồi vỗ tay.”
Khúc Duyệt lặp lại: “Đúng vậy, chính là sau khi Huyễn Ba hát xong một câu, chúng ta hát ba chữ cuối, rồi vỗ tay.”
Khúc Duyệt: “Huyễn Ba, ngài hát trước cả bài để tiền bối nghe đi.”
Huyễn Ba lập tức hát:
Có duyên ngàn dặm luận đạo hội
Có thiên tài cũng có chày gỗ
Ta không hề thổi phồng
Mặt Trăng Nhỏ thật đẹp
Ta không hề dè bỉu
Trên đài Huyền Vũ có rùa đen
……
Huyễn Ba hát xong, cả sảnh đường im lặng như chết.
“Ta tưởng hắn là thi tu, không ngờ là âm tu, còn là ma âm mới ghê!”
“Chắc cố ý đấy, ai lại hát kinh khủng đến nông nỗi này.”
“Giọng hát này nghe như cá heo bị mắc cổ…”.
“Các người đoán cô nương này chuẩn bị ra thủ đoạn gì?”
……
Khúc Duyệt nhìn Phương Nhất: “Tiền bối thấy thế nào? Khi chúng ta hát bè xong, vãn bối sẽ nói cách so pháp cụ thể.”
Phương Nhất: “Được!”
“Rất tốt, Huyễn Ba tiền bối vừa dứt câu, chúng ta lập tức bè phụ hoạ.” Khúc Duyệt chuẩn bị tư thế vỗ tay, “Huyễn Ba tiền bối, hát lại một lần đi.” .
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1. Một Chú Một Em
2. Dẫn Dụ Sói Vào Hang
3. Anh Thích Tất Cả Trừ Em
4. Cách Một Khoảng Sân
=====================================
Huyễn Ba bắt đầu hát câu đầu tiên: “Có duyên ngàn dặm luận đạo hội…”
Bè phụ hoạ cho câu này sẽ là lặp lại ba chữ “luận đạo hội”.
Nhưng Khúc Duyệt lại đọc: “Ba chữ cuối!”
Mà đồng thời Phương Nhất cũng cất tiếng: “Ba chữ cuối!”
Mọi người giật mình.
Thì ra Khúc Duyệt cố ý gài bẫy chỗ này, phải hát “ba chữ cuối”, thay vì lặp lại ba chữ cuối trong mỗi câu hát của Huyễn Ba. Phương Nhất không mắc mưu, không bị “lá che trước mắt”. Quả nhiên gừng càng già càng cay.
Phương Nhất hát xong, vỗ tay, kết thúc một lượt hát bè, mỉm cười nhìn Khúc Duyệt, giữa mày lộ vẻ đắc ý nhỏ đến khó phát hiện.
Lão vẫn luôn khinh thường việc đánh bại một tiểu cô nương nhưng hôm nay rất khác, tràn đầy cảm giác thành tựu.
Nhưng nụ cười của lão chợt tắt ngóm, sau đó ngây người, rồi đột nhiên trợn tròn hai mắt.
Bởi Khúc Duyệt đang trong tư thế vỗ tay bỗng nhiên đưa bàn tay lên vuốt tóc, miệng lại hát: “Rồi vỗ tay!”
Hát xong, nàng bình tĩnh nói: “Huyễn Ba tiền bối nói sau khi ngài ấy hát xong, chúng ta hát bè rằng “ba chữ cuối, rồi vỗ tay”, không phải bảo chúng ta vỗ tay. Đúng không Huyễn Ba tiền bối?”
Huyễn Ba:…
Chính hắn cũng bị bất ngờ đến ngẩn ngơ.
Về phần “ba chữ cuối”, Khúc Duyệt từng xem một truyện cười tương tự nên mang ra dùng. Nhưng nàng biết rất khó gạt được Phương Nhất có tư duy linh động. May sao Huyễn Ba còn yêu cầu vỗ tay sau khi hát bè, chiếc hố này mới là trọng điểm, nàng không tin không lừa được lão.
Khúc Duyệt nhìn về phía Cửu Hoang: “Thế nào, được chứ?”
Thật ra đang hỏi Khúc Xuân Thu.
Cửu Hoang không hiểu nhiều lắm, song vẫn nhìn lại nàng với ánh mắt lấp lánh: “Lục Nương, nàng lợi hại nhất.”
Bên trong các khoang nổ tung như bắp rang.
“Vỏ quít dày có móng tay nhọn, mà không, là Trường Giang sóng sau đè sóng trước.”
“Cô nương này khiến ta nhớ đến một người.”
“Ai vậy sư tổ?”
“Chuyện xảy ra đã rấtlâu, khi đó Kỳ Môn có hai đệ tử, một người gọi là Khúc Đại, một người là GiangNhị, hai người một tinh thông thôi miên khúc, một người chuyên dùng độc, dữ dộilắm…”