Ở Nguyên Thủy Xây Dựng Làng - A.Zih - Chương 12
“Chị nói làm đậu nành hả, chị còn có trồng đậu nành?”. Trần Thị Lan Phương hô lên: “Em nói chị còn có bảo bối gì nữa liền nói ra hết đi được không, cứ lâu lâu chị phô ra một món làm chúng em kích động đau tim quá nha.”
Nguyễn Thị Tuyết Nhi cười nói: “Em muốn nữa cũng không có nữa đâu.”
Trần Thị Lan Phương: “Chị dùng đậu nành làm gì á?”
“Làm nước tương.” Cô trả lời: “Em cùng chị Châu lên nhà trên ôm cái lu có đậu, cùng với một cái hay hai cái trống xuống giúp chị.”
Trần Thị Lan Phương oa một tiếng nghe lời chạy trước lên nhà, Lê Thị Bích Châu thì nhẹ nhàng chầm chậm đi theo. Hai người phía trước ồn ào, cô nhìn thấy cười mỉm chi.
“Rất vui vẻ?”. Nguyễn Thị Bạch Kiều nhìn nàng hỏi.
“Dạ.” Nguyễn Thị Tuyết Nhi trả lời nàng: “Nhưng không hồi hợp như lần trước.”
Nguyễn Thị Bạch Kiều không nói chuyện, cô biết rõ lần trước là khi nào. Tâm mềm như bông, nhìn nàng cũng nhếch lên môi.
Không lâu lắm hai người kia cũng đã đem đồ xuống.
“A… Quá nặng, trong lu này cũng phải gần 7,8 kí đậu nha.”
Trần Thị Lan Phương đem lu bỏ xuống than. Lu gốm chỉ cao có khoảng 70 cm, Trần Thị Lan Phương thì ôm cái lu có đậu, Lê Thị Bích Châu thì một tay một cái đi theo
“Có nước ở bên trong nữa mà.”. Nguyễn Thị Tuyết Nhi nói: “Ngoài trời cũng hết mưa và nắng lên rồi, chúng ta đem ra ngoài nấu. Chị phụ em.”
“Không cần đâu, để em rinh cho. Chị đi ra trước đi.” Trần Thị Lan Phương lắc đầu.
“Được rồi cẩn thận nha.” Cô quay qua lấy bớt một cái trong tay Lê Thị Bích Châu: “Đi thôi chị.”
Lê Thị Bích Châu gật gật đầu.
_____
Nguyễn Thị Bạch Kiều ở bên ngoài đã đắp xong mấy cục đá làm chân để nấu, sau khi bố trí xong nhấc chân dài đi lấy củi
Nguyễn Thị Tuyết Nhi đi ra thấy nàng hì hục đi lấy củi, lại nhìn mấy cục đá được đặt chỉnh tề, trong lòng ấm áp. Lúc nãy cô có nói với nàng là đem đậu ra ngoài nấu vì sợ lò đất sẽ bị hư vì lu quá nặng, nàng định phụ khiêng lu xong sẽ ra sắp xếp nhưng không ngờ người này đã làm từ a đến z.
Thật là ngoài lạnh trong nóng, cô nghĩ.
Nguyễn Thị Bạch Kiều có khuôn mặt lạnh lùng, nàng là tướng mày ngài. Nhưng nàng lại sở hữu một đôi mắt sâu vô cùng quyến rũ và ấn tượng. Đôi mắt này nhìn vào khá là lạnh lùng và khó gần, gương mặt góc cạnh rõ ràng, sống mũi lại cao, nhìn góc nghiêng đúng chuẩn thần thánh.
Dưới mi mắt phải lại có một viên nốt ruồi nho nhỏ. Khi cười nhẹ lên, nốt ruồi sẽ chuyển động.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi lo nhìn mãi nhìn mãi, cả Trần Thị Lan Phương gọi cũng không nghe thấy.
Nguyễn Thị Bạch Kiều ôm bó củi đi đến trước mặt nàng nhẹ giọng cười nói: “Đã nhìn đủ sao, nếu nhìn đủ rồi thì mau đi làm đậu thôi, trời đã chiều.”
Nguyễn Thị Tuyết Nhi hồi phục lại, mặt đỏ lên, trừng nàng một chút: “Ai nói là đang nhìn chị, em là đang nhìn củi.”
Nguyễn Thị Bạch Kiều nhếch mép: “Tôi có nói em ngắm tôi?”
Nguyễn Thị Tuyết Nhi ngớ ra, biết là trúng kế nàng, quẫn bách hừ một tiếng, nghênh mặt, bỏ đi lại hai người kia.
Nhìn nàng bộ dáng Nguyễn Thị Bạch Kiều cười mỉm một cái, nhưng sau khi xoay người liền trở lại khuôn mặt lạnh, đi tới chỗ ba người.
Trần Thị Lan Phương lo lắng: “Chị Tuyết Nhi không sao chứ”.
“Không sao không sao, hơi thất thần một chút thôi”. Cô chỉ tay vào cái lu chứa đậu: “Chúng ta mau làm cho xong, rồi nấu cơm chiều nữa, chị Châu chị phụ đổ đậu nành ra làm hai lu nhé, chị ấy làm xong rồi Lan Phương đem để lên ba cục đá nhóm lửa rồi nấu lên.”
Trần Thị Lan Phương: “Không đổ nước cũ ra hả chị?”
“Ừ không cần. Em múc thêm ít nước đổ vào thêm. Canh cho chín thôi đừng nấu nhừ.”
Trần Thị Lan Phương nhanh nhẹ múc thêm gáo nước đổ vào.
Lu đậu nành cuối cùng cũng sôi, Nguyễn Thị Bạch Kiều đem đổ ra rổ để nguội.
Trần Thị Lan Phương đem nước định đổ đi bị Nguyễn Thị Tuyết Nhi cản lại. Nghe nàng nói cô hiểu ra đem nước đậu nành cho vào lu, thêm vào một lượng nước nữa vào cho đủ 5 lít nấu chung với muối cho sôi lên, sau đó để nước muối nguội hoàn toàn rồi cho vào lu để đó chờ đậu nành ủ xong.
Trần Thị Lan Phương nhìn thấy muối bỏ vào nhiều như thế có hơi đau lòng: “Muối này đều là vàng nha, chị làm hết có sao không?”
Nguyễn Thị Tuyết Nhi cho thêm củi: “Đây là từ hồ nước mặn chị đem về, cũng gần đây thôi. Khi nào rảnh chị dẫn em qua đó.”
Nguyễn Thị Tuyết Nhi không nói chuyện nàng phát hiện ra mỏ muối. Mỏ muối này là nàng từ hai năm nay mới phát hiện, tuy là đường hơi khó đi nhưng trong mỏ, muối vô cùng hùng vĩ.
Cô phòng cũ bây giờ Nguyễn Thị Bạch Kiều đang dùng, phía trong có dựng tấm màng che, còn chất gần cả 10 hủ. Bấy nhiêu đó đủ một mình cô ăn cả gần 10 năm còn chưa hết.
Nguyễn Thị Bạch Kiều đương nhiên cũng biết chuyện này. Bên trong còn không chỉ có muối còn một số vật dụng linh tinh.
Trần Thị Lan Phương hương phấn hoan hô lên. “Ở đây muối quá quan trọng, lần tới chị nhất định phải dẫn theo em, em sẽ lộng đem về trữ.”
Nguyễn Thị Tuyết Nhi cười: “Em có biết cách tinh luyện không mà định đem về nhiều.”
Trần Thị Lan Phương than lên: “Hả phải tinh luyện? Em thấy trên truyền hình chỉ để phơi nắng thôi mà.”
“Em chỉ xem lúc người ta làm thành phẩm thôi phải không?”
“Haha”. Nàng cười gượng: “Nhưng không phải có chị biết làm sao, tới lúc em và cả chị Châu nữa, phụ trách đem nước về, chị làm muối.”
Lê Thị Bích Châu cũng gật đầu: “Không giấu gì, tôi cũng biết chút ít về tinh luyện muối.”
Trần Thị Lan Phương trợn mắt: “Chị nói thiệt hả?”
Lê Thị Bích Châu không giấu: “Ba đời nhà tôi đều mở tiệm ăn, Bà nội tôi có để lại mấy cuốn sách nói về cách làm đủ thứ, mấy cái như làm muối, làm nước mắm, nước tương…các loại gia vị tôi đều biết công thức lẫn cách chế biến. ”
Cả ba người nghe đều kích động.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi khuôn mặt chờ mong mà nhìn nàng: “Chị nói làm được nước mắm hả?”
Lê Thị Bích Châu ừ một tiếng lại nói nhỏ thêm: “Nhưng là phải có nguyên liệu.”
Nguyễn Thị Bạch Kiều: “Thường thì người ta làm nước mắm dùng cá cơm đúng không?”
Lê Thị Bích Châu: “Ừm, nhưng cũng có thể làm từ cá đồng nữa. Nên chọn những loại cá nhỏ để dễ muối, ví dụ như cá rô, cá sặc, cá trắng vì chúng nhỏ, phân hủy nhanh hơn và có vị đậm đà riêng của cá nước ngọt.”
Nguyễn Thị Tuyết Nhi tiếp lời: “Cá rô thì có, lúc trước em đặt lợp được nó nhưng rất to, khoảng gần bốn ngón tay chụm lại.”
“Oa, vậy ngày mai chúng ta bắt đầu làm được không? Chị Châu làm bao lâu mới có thể có được nước mắm?”. Trần Thị Lan Phương.
“Với cách thức chỉ làm số lượng ít và làm hủ nhỏ, sau 15 ngày là có thể lọc được nước mắm để ăn. Tuy nhiên, khi làm nước mắm với số lượng nhiều, để từ cá cho ra nước mắm cần khoảng 6- 7 tháng, càng để lâu nước mắm càng ngon, càng thơm do cá phân hủy hết.”
Trần Thị Lan Phương ôm tay: “Vậy ngày mai chị Tuyết Nhi chỉ chỗ bắt được cá cho em, em đi bắt rồi mình làm luôn. Chỉ làm hủ nhỏ thôi để ăn trước.”
Nguyễn Thị Tuyết Nhi cười nói: “Lan Phương, hồ nước vô cùng rộng lớn em định bắt bằng cách nào? Cho dù em có câu hay đặt lợp đi chăng nữa đến 10 ngày cũng không đủ để mình ăn nữa huống chi là làm nước mắm.”
Trần Thị Lan Phương nghe cô nói như thế liền ủ rủ cụp đuôi: “Chị nói cũng phải, phải chi có chài hoặc lưới bắt cá ha. Chị Châu chị có biết làm không?”
Nhìn nàng lắc đầu cả bốn người cũng thất vọng.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi thấy bầu không khí hơi đi xuống liền nói: “Bắt cá gì đó tính sau, bây giờ tập trung làm ra nước tương đã.”
Ba người kia gật đầu tiếp tục làm công việc.
Lê Thị Bích Châu nhìn đậu nành đã nguội cô sờ sờ thấy còn hơi ấm tay thì cho bột thính gạo rang vào và trộn đều.
Cô đem đậu được ủ hỏi Nguyễn Thị Tuyết Nhi chỗ để, được nàng chỉ phía trước nhà.
Nhà được nàng xây hướng đông, đón được ánh sáng buổi sáng tránh ánh nắng buổi chiều. Thực thích hợp để phơi đồ vật, nhiệt độ cũng thích hợp để ủ đậu. Tuy nhiên Lê Thị Bích Châu có hơi lo lắng vì mấy bữa nay mưa hơi nhiều, tuy là hôm nay có nắng một chút nhưng vì đề phòng cô đã nói với mọi người khi có mưa thì hãy ôm vào nhà.
Bốn người làm cả buổi cũng đã tới giờ cơm chiều.
Cơm chiều được Lê Thị Bích Châu dành làm. Nguyễn Thị Tuyết Nhi chỉ cho nàng trong nhà nguyên liệu.
Trong nhà còn lại ít thịt thỏ được nàng xào với nấm.
Cô rửa sạch thịt thỏ, thái thành những miếng vừa ăn, ướp với ½ muỗng nhỏ muối trộn đều. Rửa sạch nấm, khứa làm tư trên bề mặt cây nấm, trụng nấm qua với nước nóng. Bắc nồi có mỡ lên bếp đun nóng, không có tỏi cô đành chỉ xào không, cho thịt thỏ vào xào săn. Cho nấm vào đảo đều, nêm lại gia vị cho vừa ăn. Canh rau tập tàng được nàng nấu với tàu hủ.
Hai món ăn đơn giản được bày biện trên bàn.
Trần Thị Lan Phương nhìn liền nước miếng muốn chảy ròng: “Woa… trông ngon quá, chị Tuyết Nhi nấu đã ngon rồi nhưng chị nấu còn ngon hơn. Không hổ danh là đầu bếp.”
Nguyễn Thị Tuyết Nhi cùng Nguyễn Thị Bạch Kiều cũng gật đầu đồng ý. Dù là cùng cách chế biến nhưng hương vị khác hẳn.
Lê Thị Bích Châu được ba người khen trở nên ngượng ngùng lên.
Cơm chiều mau xử lý xong. Trần Thị Lan Phương cầm rìu đi đốn cây, nàng đi xa mới đốn được cây rừng chuẩn bị làm ghế. Hôm nay hai bữa nàng đều ăn no nê, sức lực cũng chậm rãi phục hồi, đốn cây cũng không quá sức.
Nguyễn Thị Bạch Kiều thì đi cho gia súc ăn.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi cùng Lê Thị Bích Châu xử lý chén dĩa.
Sập tối tất cả điều xong trong tay công việc.
Trần Thị Lan Phương đem theo hai cái ghế thành phẩm trở về khoe, được mọi người khen tới nổi mũi đều nở hoa.
Mọi người đều khen nàng là đúng, Ghế làm là ghế tựa lưng, mặt ghế được nàng làm tuy không thể nói là nhãn nhụi nhưng không cần trải da thú cũng không đau mông khi ngồi. Bốn chân làm đồng đều không lung lay. Mặt trên tựa lưng được nàng khắc thô sơ mấy hoa văn nhìn vô rất đẹp mắt. Mặc dù không có đinh hay dây cột nhưng vẫn được nàng cố định chắc chắn.
Kĩ thuật này được gọi là ghép mộng gỗ.
Trần Thị Lan Phương cười cười: “Lúc trước là em lên mạng tìm tòi học được, không ngờ lại có lúc dùng được.”
Trần Thị Lan Phương làm chuyện này là đã xác định được vị thế của tất cả. Nguyễn Thị Bạch Kiều nhìn nàng trong lòng vừa lòng gật đầu. Nhưng cô không nghĩ tới lại có phần của mình.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi nhận lấy cái ghế, vài ngày sau Trần Thị Lan Phương đúng là làm thêm ghế, nhưng đều được nàng làm ghế bình thường.