Nhịp Tim Sáng Sớm - Mạnh Ngũ Nguyệt - Chương 42
Qua năm mới, cuộc sống của Nguyễn Niệm và Lương Tây Văn trở về bình thường, nhưng dưới sự bình thường này hình như cất giấu vô vàn tình yêu.
Hạnh phúc là khi mỗi ngày đều ở bên nhau, cứ như chỉ là một cặp vợ chồng bình thường.
Mỗi tuần thứ tư và chủ nhật Lương Tây Văn sẽ đi siêu thị mua sắm, hai người sau khi tan làm sẽ đến trung tâm thương mại, lần nào cũng đầy ắp xe, có điều trước đây Lương Tây Văn chỉ mua rau dưa trái cây thịt cá đột nhiên ghi nhớ vị trí khu đồ ăn vặt, thậm chí có lúc còn tìm được bánh quy Nguyễn Niệm thích ăn trước cả cô.
Lúc đầu Lương Tây Văn cứ tưởng Nguyễn Niệm ăn chưa no, sau này phát hiện mỗi khi rảnh rỗi Nguyễn Niệm lại buồn miệng, mà Lương Tây Văn vốn rất nghiêm khắc trong chế độ ăn uống, thế nên anh mua cho Nguyễn Niệm rất nhiều loại hạt.
Chạng vạng, Nguyễn Niệm ngồi trong phòng khách chiến đấu với bài phiên dịch, Lương Tây Văn ở bên vừa xem tin tức vừa lột hạt dẻ, cứ mấy phút là đẩy qua một đĩa nhỏ.
Khi đó Nguyễn Niệm có một so sánh kỳ lạ, cô nói mình như con ốc sên.
“Sao lại là ốc sên?” Lương Tây Văn cười hỏi.
“Bởi vì ốc sên đi đâu cái vỏ của nó đều đi đến đó, em muốn đi đâu đều sẽ đưa anh đi đến đấy.” Nguyễn Niệm ôm máy tính ngồi đối diện, hỏi anh, “Thế anh cảm thấy mình giống con vật nào?”
Lương Tây Văn nhìn thú bông gấu bắc cực sau lưng cô, hất cằm: “Gấu bắc cực.”
“Tại sao?”
“Bởi vì gấu bắc cực là động vật vốn sống một mình trên băng, luôn độc lai độc vãng.” Lương Tây Văn lại đẩy một đĩa hạt dẻ đã lột hết vỏ qua, “Nhưng sau khi gặp em anh lại cảm thấy mình như một con thiên nga, một con thiên nga yêu em.”
“Tại sao lại biến thành thiên nga?” Nguyễn Niệm dựa vào bàn, lựa hạt dẻ trông đẹp mắt nhất đút cho anh, “Chiều ngang của anh lớn lắm.”
“Cả đời thiên nga của chỉ có một người tri kỷ, thiên nga luôn thích dùng cổ kề sát một nửa kia của nó, sau khi tri kỷ của nó rời đi, thiên nga sẽ phải sống cô độc quãng đời còn lại.”
“Vậy nếu như em chết…”
Thật ra Lương Tây Văn không kiêng dè khi nhắc tới cái chết, cách nhìn của anh rất thản nhiên: “Nói thế nào nhỉ? Thật sự muốn nghe hả?”
Nguyễn Niệm gật đầu: “Em muốn nghe.”
“Nếu em đi trước anh, anh sẽ không một mình ở lại thế gian này, nếu anh đi trước, anh sẽ cố gắng sắp xếp những chuyện sau này một cách tốt nhất, hi vọng em vẫn có thể tiếp tục nhìn thấy những điều tốt đẹp trên thế gian này.”
“Sao anh bi quan thế?”
Lương Tây Văn khẽ cười: “Anh vốn thế mà, dù sao trên thế gian này anh chỉ yêu mình em, em là lý do giúp anh tiếp tục thế gian này, trước khi gặp em…”
“Thì sao?”
“Anh từng nghĩ anh sẽ sống như vậy, sáu mươi tuổi về hưu, bệnh nhẹ thì trị, bệnh nặng thì chết, chừa lại chút thể diện bớt phạm lỗi.”
“…” Nguyễn Niệm khiếp sợ với tư tưởng này của Lương Tây Văn, vội duỗi tay sờ trán anh, “Anh không hậm hực đấy chứ?”
Lương Tây Văn cười hỏi: “Hậm hực thì sờ trán biết được hả?”
“…”
“Không hậm hực, bây giờ anh cũng không suy nghĩ vậy nữa. Anh muốn chúng ta khỏe mạnh bình an, em ăn cơm anh làm đến tám mươi tuổi, sau đó sống được mấy ngày thì là trời cao ban ân, anh sẽ mãi chăm sóc em, luôn yêu em.”
Nói xong, Lương Tây Văn cúi đầu xem bưu kiện của công ty.
Nguyễn Niệm ngồi đối diện nhìn anh chằm chằm.
Cô nhớ mình đã gặp Lương Tây Văn từ rất lâu. Khi đó có lẽ cô còn nhỏ, Quý Sương dẫn cô tới chỗ Liêu Chi ăn cơm, thỉnh thoảng cô sẽ bắt gặp Lương Tây Văn đứng trong sân, cả hai ngoại trừ cái liếc mắt vội vàng thì không còn bất kỳ tiếp xúc nào khác.
Tại đây cô đột nhiên nhớ lại, đó là một mùa đông hiu quạnh, hoa không nở, cây tiêu điều, một mình anh đứng ngoài sân gọi điện thoại, lần đầu tiên cô thấy một người bóng dáng đĩnh bạt lại quạnh quẽ như vậy, trên gương mặt ngoại trừ nét đạm mạc thì không còn biểu cảm nào khác.
Cứ như bị bao trùm bởi tuyết trắng, tịch liêu, mỏng manh.
Thậm chí sau này gặp lại anh, ánh mắt anh u buồn như dòng nước yên tĩnh dưới đêm trăng.
Anh có suy nghĩ như vậy thật ra không hề kỳ lạ, khi đó cuộc sống của anh hình như chỉ có công việc, thói quen sinh hoạt vô cùng hà khắc, luôn thích né tránh mọi người.
Sau này anh mới biết thì ra yêu sẽ biến mọi thứ trở nên tốt đẹp đến thế, anh cũng bắt đầu chờ mong vào ngày mai chưa xảy ra.
Nguyễn Niệm nghĩ nghĩ, nói: “Ngày xưa em có nhiều suy nghĩ kỳ lạ lắm, em nghĩ sau ba mươi tuổi mình sẽ đi du lịch bụi, em muốn đến rất nhiều nơi, đến Praha ngắm mặt trời lặn, đến Jordan thăm thành phố cổ Petra và ngôi đền Khazneh, muốn đi Nga xem Quảng trường Đỏ, muốn đến London thăm những tòa nhà phong cách gothic…”
“…”
“Sau này em không muốn bay nhảy nữa.” Nguyễn Niệm nằm dài ra bàn chớp mắt nhìn anh, “Mộng giang hồ của em biến mất, mỗi ngày em bắt đầu nghĩ đến món ăn Lương Tây Văn làm cho em, muốn mở mắt là nhìn thấy Lương Tây Văn.”
Lương Tây Văn bật cười: “Chúng ta xứng đôi lắm đấy.”
Nguyễn Niệm không hiểu: “Hửm?”
“Một người định chờ bệnh già rồi chết, một người muốn đi du lịch bụi. Sau khi kết hôn, một người bắt đầu muốn sống nghiêm túc, một người bắt đầu muốn ăn uống đàng hoàng.”
Nguyễn Niệm cười ha ha: “Bây giờ khác rồi.”
“Khác thế nào?”
Nguyễn Niệm trả lời nghiêm túc: “Chúng ta có thể tính tới việc đi du lịch sau khi về già, anh muốn uống trà sữa tất da chân ở HongKong, chúng ta liền mua vé máy bay đi, chúng ta đến Thổ Nhĩ Kỳ ăn thịt nướng, chúng ta phải sống đến tám mươi tuổi, trước khi bị bệnh phải tiêu xài chút tiền, dù sao thì chết cũng không mang tiền đi theo được.”
Cô càng nói càng hăng say, thể hiện rõ mong muốn tự do và sự non nớt ở độ tuổi này.
Lương Tây Văn mỉm cười đồng ý: “Ừ, lúc về hưu chúng ta sẽ xài hết tiền, nhà thơ à, em cũng lãng mạn thật đấy!”
Nguyễn Niệm nhướng mày: “Đương nhiên, em làm giai cấp vô sản bao nhiêu năm, đến lúc về hưu, em nhất định phải hưởng thụ cảm giác ngợm trong vàng son của tư bản chủ nghĩa mới được.”
Lương Tây Văn bật cười.
“Đến lúc đó em sẽ bắt đầu từ việc quẹt thẻ của Lương Tây Văn.”
Lương Tây Văn gõ gõ mặt bàn: “Được, nhưng mà bản thảo của cô Nguyễn Niệm đã dịch được bao nhiêu rồi?”
Nghĩ tới giấc mộng đẹp sau khi về hưu, Nguyễn Niệm liền có tinh thần: “Được sống thật tốt, có thể mơ mộng, nhưng còn lâu mới được nghỉ hưu.”
Lương Tây Văn nhắc nhở cô: “Hôm nay còn chưa dịch được hai trang đấy.”
Những khoảnh khắc như vậy luôn ấm áp, có Lương Tây Văn giám sát cô làm việc, Nguyễn Niệm cũng hoàn thành bản thảo đúng thời hạn.
Câu chuyện không dài, chỉ 150.000 từ, độ khó không cao nhưng Nguyễn Niệm vẫn đắn đo cách dùng từ rất nhiều.
Mùa xuân năm ấy đối với cô đặc biệt kỳ diệu.
Đầu tháng ba, lan trong vườn của Lương Tây Văn nở rộ.
Yến Kinh vào tháng ba có thời tiết khô ráo quang đãng độc nhất ở phương bắc, trời xanh mây trắng, trong vắt như vậy, là thời tiết khó có được.
Hoa lan sau một đêm đã nở, rõ ràng hôm qua chỉ là nụ hoa, Nguyễn Niệm còn thắc mắc khi nào chúng sẽ nở.
Cuối tuần Nguyễn Niệm ngồi ghế bập bênh trong vườn phơi nắng đọc tiểu thuyết, Lương Tây Văn ở dưới đình bên hành lang luyện chữ.
Ánh nắng ấm áp mang theo hương hoa, mùa xuân cứ nhẹ nhàng trôi qua như thế.
Có lúc Lương Tây Văn sẽ đàn bài Giang Nam, Nguyễn Niệm rất thích ngắm anh lúc chơi đàn, cứ như ngày xuân ngập trời, buổi sáng anh mới dẫn Thập Nhất đi dạo còn chưa thay quần áo, áo khoác trắng khoác ngoài áo sơ mi, tay áo hơi vén lên, từ cổ tay đến ngón tay đều lộ đường cong rõ ràng.
Tiên hạc trên cánh tay phải của anh hình như cũng hơi chuyển động.
Nguyễn Niệm nhìn anh đến xuất thần, tay anh lúc thì dùng sức, lúc thì nhẹ nhàng lướt qua dây đàn.
“Anh đang đàn, ánh mắt của em sao lại có tà niệm hả?” Lương Tây Văn trêu đùa, “Anh bán nghệ không bán thân.”
Nguyễn Niệm chu miệng, kéo ghế ngồi cạnh anh: “Vậy đêm nay anh đừng thị tẩm nữa.”
Ánh mắt Lương Tây Văn tối sầm.
Nguyễn Niệm vòng tay ôm lấy anh, mặt dày nói: “Giữa vợ chồng bán thân gì chứ, đây là chuyện hợp pháp… Ưm.”
Nguyễn Niệm định đùa anh một lát, còn chưa nói xong môi đã bị anh chặn lại.
Nguyễn Niệm cảm thấy mọi chuyện bắt đầu không ổn, vội đẩy vai anh, Lương Tây Văn lại đứng dậy bế ngang cô lên khiến cô túng quẫn, hình như sau khi kết hôn hai người chưa từng xảy ra chuyện gì vào ban ngày.
Cô cảm thấy làm vào ban ngày rất xấu hổ.
Lương Tây Văn vốn đã không có sức chống cự với cô, sự bình tĩnh tự giữ vốn có đã biến mất không còn.
“Lương Tây Văn… Mới 7 giờ sáng…” Nguyễn Niệm đỏ mặt, “Không được không được…”
“Không được chỗ nào? Buổi tối không thể thị tẩm, vậy ban ngày anh thị tẩm cho em.”
Nguyễn Niệm vội tìm cớ: “Em hôm nay… Em hôm nay…”
“Em hôm nay làm sao?” Lương Tây Văn bế cô lên lầu.
Nguyễn Niệm nhắm chặt hai mắt: “Em hình như tới tháng rồi…”
Lương Tây Văn khẽ cười: “Niệm Niệm.”
“Dạ…”
“Dù kỳ sinh lý của em không ổn định thì cũng chỉ chênh lệch mấy ngày, tháng trước là ngày 29, hôm nay mới ngày 11 thôi.” Lương Tây Văn nhướng mày.
“Lương Tây Văn, sao chuyện gì anh cũng nhớ hả!” Nguyễn Niệm lắp bắp, hận không thể xuyên không quay lại mấy phút trước, cô nhất định sẽ không trêu chọc anh.
“Anh còn nhớ số đo 3 vòng của em đấy.”
“…” Nguyễn Niệm thật sự tuyệt vọng, chỉ biết giả bộ đáng thương, “Lương Tây Văn, tuần này ba lần rồi, em đình công, em muốn đình công.”
Lương Tây Văn chơi đùa lọn tóc bên tai cô: “Em đã biết anh không thể tự chủ khi đứng trước mặt em thì đừng có chọc vào lửa.”
Nguyễn Niệm khóc không ra nước mắt: “Em chỉ muốn hôn anh thôi.”
“Anh mắc câu rồi.” Sau đó Lương Tây Văn cởi áo sơ mi ném sang một bên, “Có tự giác không?”
Nguyễn Niệm vẫn cò kèo mặc cả: “Rõ ràng anh cũng biết em chỉ muốn hôn anh thôi, em…”
Lương Tây Văn lấy cái hộp trên ngăn tủ: “Nằm dưới hay bên trên?”
Nguyễn Niệm dời mắt, tự biết không trốn được nhưng vẫn cố gợi sự đồng cảm của anh: “Lương Tây Văn, em hoài niệm…”
Lương Tây Văn cười cười.
“Em hoài niệm khi đó em chỉ nói mấy câu anh đã đỏ lỗ tai, lúc ấy em cảm thấy anh rất dịu dàng, mỗi lần nói chuyện với em đều dịu dàng như vậy, sao lại…”
“Sao lại sao?”
Nguyễn Niệm muốn điên mất, anh cứ như không nghe hiểu cô đang ám chỉ.
“Sao cái gì?”
Nguyễn Niệm nhắm mắt, bất chấp tất cả: “Sao lần nào cũng bốn năm tiếng, em cứ tưởng mình có thể nghỉ ngơi rồi, anh còn muốn tiếp tục…”
“Bởi vì anh rất thích em, muốn ở bên em.”
“Chúng ta có thể xem phim để bình tĩnh lại mà…”
“Có ai kết hôn phải tiêm vaccine không?”
“Bây giờ không thể không làm sao?”
Lương Tây Văn kề sát bên tai cô, thấp giọng: “Bảo bối, vậy em nói cho anh biết, anh không dịu dàng chỗ nào?”
Nguyễn Niệm cảm thấy Lương Tây Văn đã cho cô biết thế nào là người hai mặt.
Anh luôn dịu dàng nhã nhặn, nhưng không phải lúc nào cũng thế.
Sao lại lâu như vậy?
Cuối cùng quả nhiên tới 12 giờ trưa.
“Lần sau em sẽ thanh tâm quả dục ôm anh hôn anh.”
Lương Tây Văn vứt cái hộp rỗng vào thùng rác, trấn an cô: “Lần này không trách em.”
…
Đến tháng tư, công việc của Nguyễn Niệm trở nên bận rộn, công ty nhận mấy hạng mục lớn, Nguyễn Niệm bắt đầu tập trung dịch hợp đồng, vì thế hạ lệnh giới nghiêm với Lương Tây Văn, Lương Tây Văn rất phối hợp, có điều khi rảnh rỗi sẽ lại nói: “Sau này nhớ bồi thường cho anh.”
Nguyễn Niệm trực tiếp phớt lờ, thầm nghĩ làm việc cũng tốt, nếu không cô thật sự không được nghỉ ngơi đầy đủ.
Thứ tư Nguyễn Niệm tăng ca, hôm nay Lương Tây Văn đi công tác, bảo phải bảy tám giờ mới về nhà được.
Nguyễn Niệm nghĩ hôm nay là ngày mua sắm, vì thế cầm di động gọi điện cho anh: “Vậy em đi siêu thị mua trái cây, chờ anh buổi tối về nấu cơm, buổi chiều em ở công ty ăn chút bánh lót dạ.”
“Ừ, đói bụng thì nhớ ăn, anh sẽ về ngay.”
Trước khi đi công tác Lương Tây Văn đã bảo Thời Lâm đi đón cô.
Nguyễn Niệm muốn đi siêu thị, Thời Lâm ngại đi theo: “Thái thái, tôi ở bên ngoài chờ nhé.”
“Được, tôi đi một lát liền ra ngay.”
Lương Tây Văn đã liệt kê những thứ cần mua, Nguyễn Niệm chỉ cần tìm theo đó, bỏ vào xe đẩy.
Cô đứng trước khu trái cây đang tự hỏi nên mua dâu tây hay dưa hami thì có người gọi: “Niệm Niệm hả?”
Nguyễn Niệm cầm hộp dâu tây ngẩng đầu, sửng sốt mấy giây mới nhận ra đó là dì chung khu nhà, chồng bà ấy cũng thường xuyên đi công tác, ngày xưa trước khi cô kết hôn ngày nào họ cũng gặp nhau, dì vô cùng nhiệt tình.
“Dì Tô cũng đi mua đồ ăn hả?”
“Đúng vậy, dì đi dạo một lát, tí nữa con dì tới đón.” Dì Tô đi tới, “Con mua nhiều đồ ăn với thịt như vậy, đi thăm mẹ hả?”
“Dạ?” Nguyễn Niệm ngây ra.
“Con đi bệnh viện thăm mẹ con đúng không?” Dì Tô còn tưởng siêu thị ồn ào Nguyễn Niệm nghe không rõ, vì thế lớn tiếng lặp lại.
Nguyễn Niệm còn chưa hoàn hồn, dì Tô đã nhìn ra manh mối: “Mẹ con không nói cho con biết sao? Ở bệnh viện nhân dân Yến Kinh đấy, nếu con rảnh thì đi thăm đi, mẹ con đúng là cứ mạnh mẽ như vậy, con gái ruột của mình cũng không chịu nói.”
Con của dì Tô gọi điện, vì thế bà đi trước.
Nguyễn Niệm sững sờ đứng ở khu trái cây một lúc mới nhớ lấy di động ra, cô tìm một chỗ yên gắng, gọi điện cho Nguyễn Văn Lâm, cô không hỏi trực tiếp, chỉ hỏi mẹ con có gọi cho bố không.
Nguyễn Văn Lâm không hiểu có chuyện gì: “Không có, lần trước mẹ con với bố gặp nhau không phải trong hôn lễ của con sao? Mẹ con chứng kiến con kết hôn xong liền ngồi máy bay ra nước ngoài không phải hả?”
Nguyễn Văn Lâm cũng không biết gì cả.
Nguyễn Niệm không gọi cho Quý Sương, cô tìm số của trợ lý bà ấy, dù sao tính chất công việc của bà ấy đặc biệt, có khi chưa chắc liên lạc được, phải tìm qua trợ lý.
Trợ lý của Quý Sương là một chàng trai nhanh nhẹn tên Vương Thụy, trước khi tốt nghiệp đã đi theo Quý Sương rèn luyện tích góp kinh nghiệm. Nguyễn Niệm gọi cuộc gọi đầu tiên không được, gọi tiếp cuộc thứ hai. Cuộc gọi thứ hai vẫn không có người bắt máy, Nguyễn Niệm thầm đoán tin tức này không để lộ ra hẳn là ý của Quý Sương.
Vì thế Nguyễn Niệm gọi tiếp lần thứ ba.
Tâm trạng cô lúc này vô cùng căng thẳng, trái tim thắt chặt, cô phải thừa nhận thời điểm dì Tô nói Quý Sương ở bệnh viện, cô đã luống cuống một cách vô cớ.
Dù Quý Sương nghiêm khắc thế nào thì cũng là mẹ ruột của cô.
May mà cuộc gọi thứ ba có người bắt máy.
“Trợ lý Vương.” Nguyễn Niệm hít sâu một hơi, “Mẹ tôi ở bệnh viện đúng không?”
Vương Thụy nhìn Quý Sương ngồi trên giường bệnh, sau khi được đồng ý, cậu ta mới trả lời: “Vâng, bà Quý đang ở bệnh viện nhân dân Yến Kinh, khu nội trú số 3, tầng 8 giường 804.”
Nguyễn Niệm gọi điện cho Thời Lâm, nhờ Thời Lâm đi tính tiền rồi mang đồ về tây giao.
Thời Lâm do dự: “Thái thái muốn ra ngoài sao? Hay là để tôi đưa thái thái đi. Sắp đến giờ cao điểm ở Yến Kinh rồi.”
Nguyễn Niệm lắc đầu: “Cậu đi trước đi, ngoài siêu thị có trạm tàu điện ngầm, tôi ngồi tàu điện ngầm đi là được, lát nữa tôi sẽ nhắn tin cho Lương Tây Văn.”
“Vâng.” thời Lâm đáp.
Nguyễn Niệm chạy đến trạm tàu điện ngầm, ngoài siêu thị có một trạm tàu điện ngầm khá lớn, đây không phải điểm xuất phát nên người không đông, muốn đến bệnh viện nhân dân chỉ cần ngồi ba trạm.
Nguyễn Niệm mang cái đầu trống rỗng lên tàu điện ngầm.
Tâm trạng cô hết sức hỗn loạn.
Đất nước Quý Sương đi công tác lúc này tình hình chính trị không ổn, khí hậu cũng kém, tháng trước mới có khủng bố.
Nguyễn Niệm sợ, sợ Quý Sương ở đất nước xa xôi kia gặp chuyện ngoài ý muốn, bình tĩnh nhìn lại, cuộc đời của Nguyễn Niệm có thể coi là thuận buồm xuôi gió, chưa từng gặp sóng to gió lớn gì.
Kể cả những chuyện Quý Sương bắt cô làm hình như cũng không khó khăn mấy.
Nguyễn Niệm chạy tới bệnh viện, ép bản thân đừng nghĩ bậy, cô đến tầng 8, nhìn một hồi, mới thấy có một y tá đi tới.
“Chào chị, cho tôi hỏi bệnh nhân giường 804 bị sao vậy?” Nguyễn Niệm sợ người ta không nói, bổ sung một câu, “Tôi là con gái bà ấy.”
“À, là u tuyến vú, nằm viện mấy ngày rồi, hôm qua mới phẫu thuật cắt bỏ. Cô là con gái bệnh nhân đúng không? Cô mau đi thăm mẹ cô đi, ở tuổi này còn không chịu nghe lời, cứ lo làm việc, kết quả xét nghiệm có vài chỉ sổ không ổn lắm, đều là do áp lực cuộc sống tạo thành, may mà không phải u ác tính…”
Nguyễn Niệm không biết phải nói gì thêm, chỉ đành cảm ơn y tá.
Cô đi rất chậm rất trước phòng bệnh, chần chờ một lúc, ngước mắt nhìn qua cửa pha lê, đây là phòng bệnh một giường, có toilet riêng và ban công nhỏ.
Quý Sương mặc đồ bệnh nhân ngồi trên giường, sắc mặt tái nhợt, tóc ngắn sạch sẽ trước đây cũng hơi rối, Quý Sương ngày xưa luôn để tóc đen, thoạt nhìn rất có khí chất, đúng chuẩn của người làm ở bộ ngoại giao ngoài mềm trong cứng.
Cô chưa từng thấy Quý Sương như vậy.
Thì ra bên tai cũng có vài sợi tóc bạc.
Nguyễn Niệm đứng ở ngoài cửa rất lâu.
Từ khi nào?
Khi nào có khối u đó?
Khi nào cuộc sống gặp áp lực?
Khi nào có nhiều có nhiều bệnh nền như thế?
Nguyễn Niệm bỗng phát hiện…
Cô luôn cảm thấy Quý Sương không xứng làm mẹ, mà cô hình như cũng không đáng làm con.
Giữa mẹ con họ bình thường không có buổi nói chuyện bình thường nào, cô sợ Quý Sương lải nhải ép buộc, mà Quý Sương hình như luôn không hài lòng về cô.
Khe hở đó như khoảng cách di động đi tới đi lui.
“A, cô Nguyễn tới rồi.” Vương Thụy mua cơm trở về, thấy Nguyễn Niệm ở cửa, “Sao lại không vào?”
Nguyễn Niệm cúi đầu nhìn, là hộp cơm nhựa.
Cháo, một ít khoai, một trái chuối.
“Chuyện này từ lúc nào?” Nguyễn Niệm trầm giọng, cố gắng không để bản thân run rẩy.
“Rất lâu rồi, năm trước phát hiện ra u nhưng bà Quý quá bận rộn, công việc không thể gác lại… Bà Quý còn bị tụt huyết áp, lần trước còn kiểm tra ra viêm dạ dày mạn tính và viêm khớp.”
“Có phải mẹ tôi sắp đến tuổi về hưu rồi không?”
“Vâng.”
“Cậu nói thật đi. Tôi tới không phải để hỏi thăm công việc của bà ấy, tôi là con gái của bà ấy, tôi chỉ muốn biết mẹ tôi như thế nào thôi.”
“Bà Sương đã có sắp xếp rồi, sau khi về hưu sẽ về giảng dạy ở học viện ngoại giao.”
“…”
Trái tim Nguyễn Niệm bỗng trống rỗng.
Bởi vì những việc này chưa có việc nào Quý Sương nói với cô.
“Vậy cô Nguyễn đưa vào cho bà Quý đi, tôi không quấy rầy nữa.” Vương Thụy đưa cái túi cho cô, “Có việc gì cô cứ gọi cho tôi.”
Nguyễn Niệm gật đầu nhìn Vương Thụy đi trước.
Cô đứng trước cửa, hít một hơi thật sâu mới đẩy cửa vào.
Nhìn thấy cô, Quý Sương không quá kinh ngạc.
Nguyễn Niệm không nói chuyện, dọn bàn nhỏ ra, đặt cái túi trước mặt bà.
Quý Sương chọn đề tài nói chuyện: “Kết hôn rồi ở nhà đừng có không làm gì hết, phải cần mẫn một chút.”
“Có phải mẹ lại bắt đầu định dạy con làm vợ tốt như thế nào không?”
“Con đừng có lúc nào cũng cãi lại mẹ.”
“Còn mẹ thì sao?”
Quý Sương cúi đầu, bình tĩnh nói: “Mẹ cái gì?”
“Mẹ thật sự là một người mẹ tốt à?”
Quý Sương ngừng gắp khoai tây lại.
“Có thể nghe con nói trước được không.”
Quý Sương không nói tiếp.
“Khi con còn nhỏ, mẹ luôn bận bịu ở bên ngoài, thật ra bố cũng không chăm sóc con tốt, mẹ nói mọi người trong khu nhà đều là đồng nghiệp của mẹ, con cái của họ xấp xỉ tuổi con, thế nên luôn bắt con phải giống họ. Con trai chú Trương thi toán được một trăm điểm, con thi được chín mươi lăm điểm là do nỗ lực chưa đủ, thành tích của con gái nhà chú Vương đứng đầu khối, nên kỳ nghỉ hè mẹ liền bắt con học thêm.”
Quý Sương không nói gì.
Nguyễn Niệm cảm thấy những chuyện này sớm muộn gì cũng phải nói rõ ràng.
“Thế nên con cũng không có tuổi thơ thuộc về mình, từ khi lên tiểu học con đã bị mẹ so sánh với người khác, hình như trước giờ con không phải Nguyễn Niệm mà chỉ là món đồ dùng để so sánh mà thôi.” Nói đến đây, giọng Nguyễn Niệm có hơi nghẹn ngào, cô cố giữ bình tĩnh, “Cho nên mẹ có biết lên cấp ba, giấc mơ lớn nhất của con là xuống nam, rời khỏi nơi này càng xa càng tốt không?”
Quý Sương im lặng lắng nghe, hoặc có thể do bị bệnh mà bà mất đi khí chất của thường ngày.
“Con lớn rồi, con chỉ muốn có cuộc sống thuộc về chính mình. Mẹ nói lúc con tốt nghiệp đại học thiếu chút gây rắc rối. Lúc học đại học con với bạn đi Vân Nam chơi, xuống tàu lửa bị người ta trộm hành lý, nhưng con không phải kẻ ngốc, con biết chia tiền bỏ vào túi xách, không đến mức lưu lạc đầu đường, con chỉ đăng một bài than mạng xã hội, mẹ vừa nhìn thấy liền kêu Vương Thụy đón con về, nói con đi Vân Nam là gây thêm phiền phức cho mẹ, nhưng con đã gây thêm phiền phức gì?”
“…”
“Đến khi con tốt nghiệp đại học, nhà bạn con xảy ra chuyện, con cho cô ấy mượn tiền mình tích cóp, lúc ấy đang thời điểm phải tìm việc làm, con không ở nổi nhà thuê trước đó, phải dọn tới khu nhỏ hơn, còn phải thuê chung. Bạn con không bỏ trốn, cô ấy trả tiền cho con dần dần, mẹ lại nói con không có mắt nhìn, đòi báo cảnh sát… Nhưng mẹ, con không nghĩ nhiều như vậy, con cũng đâu cho người ta mượn hết tiền, con cũng biết giữ lại một chút để bản thân có tiền xoay sở mà. Nói thật, ở với mẹ con có cảm giác rất ngột ngạt.”
“…”
“Kể cả việc mẹ bắt con thi viên chức, thi lên thạc sĩ của viện ngoại giao, mẹ bảo thi viên chức mới có tương lai, nhưng con đi làm nghề khác cũng đâu đói chết, con với mẹ sinh ra ở hai thời đại khác nhau, có lẽ con không có tư cách nói mẹ sai, chỉ là quan điểm của chúng ta rất khác, thời đại cũng khác, con nghĩ nếu con sinh vào thập niên 60, con làm mẹ chưa chắc tốt được như mẹ.”
Đây là lần đầu tiên Quý Sương nghe con gái bày tỏ nỗi lòng.
Đúng lúc y tá đến kiểm tra phòng bệnh, phá tan bầu không khí căng thẳng.
“Dì Quý, đây là con gái của dì sao? Xinh quá, đã kết hôn chưa?” Y tá lấy máy đo huyết áp ra, quen miệng nói, “Khoa chúng tôi có rất nhiều bác sĩ nam ưu tú độc thân đấy!”
“Tôi kết hôn rồi.” Nguyễn Niệm hắng giọng.
“À, cô gái trẻ tuổi như vậy… Kết hôn cũng tốt, lấy người gần, về thăm mẹ cũng tiện.”
Nguyễn Niệm im lặng.
Y tá đo huyết áp cho Quý Sương, sau đó dặn dò: “Dì nghỉ ngơi sớm đi, cố gắng tĩnh dưỡng.”
“À được.” Quý Sương trả lời.
Y tá rời đi.
Nguyễn Niệm nghẹn ngào: “Mẹ ăn nhanh đi, nếu lạnh thì con đi hâm lại cho mẹ.”
“Con ăn cơm chưa?”
“8 giờ Lương Tây Văn về, con chờ ăn chung với anh ấy.”
“À, cơm đều do Lương Tây Văn nấu hả?”
“Vâng.”
“Có đi thăm bà Liêu không?”
“Dạ có.”
“Vậy thì tốt.”
Cuộc đối thoại vụn vặt nhưng lại cứng đờ.
Nguyễn Niệm cầm bình siêu tốc ra ngoài, mang một bình nước nóng về.
Quý Sương vẫn ngồi trên giường ăn cháo, qua một lúc lâu mới nói: “Mẹ đúng là không đủ tư cách làm mẹ, suốt ngày cứ bận rộn làm việc. Mẹ không muốn con thua kém những đứa trẻ khác, cũng nên tin con có thể tự chăm sóc mình, nhưng quan tâm bản năng của một người mẹ, có lẽ phương pháp của mẹ không đúng, nhưng con đến tuổi dậy thì, mẹ lại không có thời gian để nói chuyện với con, mỗi khi mẹ bận xong về nhà con đã ngủ, lúc con ở nhà mẹ lại ở nước ngoài, bị lệch múi giờ.”
Nguyễn Niệm rót nước, đưa lưng về phía Quý Sương.
“Mẹ không nói cho con biết là vì công việc của con bận rộn, con cũng kết hôn rồi, mẹ đâu phải mắc bệnh gì nặng, cũng đâu phải có u ác tính, phẫu thuật xong nằm viện mấy ngày là có thể về nhà rồi.”
“Vậy sau khi về nhà thì sao? Lại ra nước ngoài?”
Quý Sương im lặng một lúc: “Mẹ có thể xin nghỉ dưỡng bệnh, chuyện này từ từ rồi nói, mẹ vốn định đến học viện ngoại giao giảng dạy, công việc đó cũng nhàn.”
“Không thể không đi sao?”
“Mẹ cũng đâu thể ở nhà mãi.”
“…” Nguyễn Niệm cảm thấy bản thân không thể can thiệp, huống hồ Quý Sương làm việc cao độ bao nhiêu năm, bảo bà đột nhiên xin nghỉ rất khó, cô nói, “Tùy mẹ… Mẹ thấy ổn là được.”
“Ừ.”
Nguyễn Niệm im lặng một lúc lại hỏi: “Mẹ cũng không nói cho bố biết sao?”
Quý Sương ăn cháo, nhàn nhạt nói ừ.
“Tại sao?”
“Không tại sao cả.”
“Mẹ đừng gạt con! Hai người ở riêng bao nhiêu năm thật sự chỉ vì công việc của mẹ bận rộn thôi sao? Mấy chú dì trong khu nhà chúng ta có ai không bận? Nhưng người ta luôn về nhà, ngày tết của rất náo nhiệt, còn nhà chúng ta thì sao hả?”
Nguyễn Niệm nhớ khi cô vào đại học, khởi điểm bố mẹ luôn khắc khẩu, sau đó không ai nói chuyện với nhau nữa, bầu không khí trong gia đình vô cùng căng thẳng.
Hơn nửa thời gian Quý Sương không về nhà, có đôi khi biết Quý Sương về, Nguyễn Văn Lâm sẽ tìm cớ ra ngoài, lúc cô còn nhỏ cứ tưởng bố cũng bận rộn.
Mãi đến khi lớn lên cô mới hiểu ý nghĩa của việc này.
Là trốn tránh.
Là tình cảnh đã có ngăn cách và lạnh nhạt.
“…” Quý Sương ngước mắt nhìn Nguyễn Niệm.
Bà luôn có cảm giác cô vẫn y như lúc còn bé, hướng nội, không thích nói chuyện, gặp ai cũng vâng vâng dạ dạ, luôn không có cảm giác tồn tại trong một đám trẻ.
Nhưng chớp mắt, Nguyễn Niệm đã hai mươi ba tuổi, hình như không còn là một đứa bé nữa.
Bà luôn nghĩ một đứa bé nên làm thế này nên làm thế kia, vì vậy đã xem nhẹ Nguyễn Niệm cũng không yếu ớt như bà tưởng tượng.
“Nếu bố mẹ thật sự không thể hàn gắn nữa…” Nguyễn Niệm thật ra cũng đoán được, “Thì đừng vì con mà cố gắng ở với nhau. Con… Con không phải con nít.”
“…”
“Cho dù bố mẹ có ly hôn, con vẫn là con gái của mẹ. Con không muốn trở thành lý do mẹ giam mình trong cuộc hôn nhân thất bại này. Con cũng không phải đứa con nít cần mẹ suốt ngày đi theo bảo vệ.”
…
Lương Tây Văn trở về liền nghe Thời Lâm nói Nguyễn Niệm đến bệnh viện, vì thế vừa đáp máy ba, anh liền gọi cho cô.
“Lương Tây Văn, anh về rồi sao?” Giọng cô khàn khàn.
“Anh về rồi, có mang quà cho em này. Em ở đâu? Anh tới đón em.”
“Em đang ở…” Nguyễn Niệm nhìn xung quanh, “Em đang ở bên đường, em gửi định vị cho anh.”
Nguyễn Niệm sợ mình miêu tả không rõ, trực tiếp gửi định vị cho anh.
Lương Tây Văn nói đến ngay, bảo cô ngoan ngoãn chờ tại chỗ.
Nguyễn Niệm đáp vâng.
Cúp máy, cô lại nhìn xung quanh, đây là một công viên nhỏ, cây cối tươi tốt, vô cùng yên tĩnh.
Nguyễn Niệm ngồi trên ghế dài, đầu óc trống rỗng, lúc thì nhớ đến Quý Sương bị bệnh, lúc thì nhớ cuộc hôn nhân chắp vá của bố mẹ hình như sắp đi đến điểm cuối.
Nhưng buồn sao?
Hình như không đến mức quá lo lắng.
Bởi vì mối quan hệ của bố mẹ đã lạnh nhạt nhiều năm, cuộc hôn nhân như vậy chỉ có ly hôn mới là cách giải thoát.
Chẳng qua trong lòng chỉ có chút phiền muộn.
Cô không còn một gia đình hoàn chỉnh nữa.
Nguyễn Niệm cúi đầu nhìn mũi giày.
Cô bỗng nhớ tới Lương Tây Văn, bao nhiêu năm qua anh chỉ có một mình, liệu thỉnh thoảng anh cũng rất buồn đúng không?
Nguyễn Niệm suy nghĩ lúc tung, sau một lúc, trước mắt đột nhiên xuất hiện một người, Lương Tây Văn đứng ngay trước mặt cô.
Nguyễn Niệm biết hôm nay anh đi ký hợp đồng.
Muộn rồi.
Lương Tây Văn vẫn mặc áo sơ mi trắng quần tây như ngày thường, một tay anh để phía sau, chờ đến gần, anh mới lấy ra một bó hoa hồng, ngồi xuống bên cạnh: “Để anh đoán xem sao bảo bối nhà chúng ta đang suy nghĩ cái gì, sao lại một mình ngồi ở công viên như vậy.”
Nguyễn Niệm dựa vào vai anh.
Lương Tây Văn quơ quơ bó hoa: “Xem không?”
“Xem rồi.”
Lương Tây Văn quơ quơ lần nữa: “Nhìn lại đi.”
Nguyễn Niệm cẩn thận nhìn, lúc này mới thấy có một chiếc nhẫn kim cương giấu dưới một đóa hoa hồng.
Lương Tây Văn thấy cô đã thấy, liền tháo nhẫn xuống, tỏ vẻ đứng đắn hỏi: “Lương thái thái, bà có thể tha thứ cho tôi vì hôm nay đã về muộn không?”
Nguyễn Niệm khẽ cười vươn tay: “Được.”
Lương Tây Văn liền đặt bó hoa xuống, đeo nhẫn vào tay cô.
Nguyễn Niệm bật cười, thuận thế nắm lấy tay anh, cùng anh giống hệt ngày xưa.
Cô nghĩ nghĩ, nói: “Em có hơi không vui.”
“Tại sao?”
“Bởi vì mẹ em mới làm phẫu thuật xong, bà ấy không nói cho em biết, hơn nữa hình như bố mẹ em sắp ly hôn rồi.”
Lương Tây Văn nắm chặt tay cô.
“Nhưng hình như cũng không buồn lắm.”
“…”
“Bởi vì quan hệ giữa em với mẹ hình như tốt hơn rồi, em cũng không cảm thấy bọn họ ly hôn là chuyện xấu.” Nói tới đây, Nguyễn Niệm bỗng nhớ tới câu Lương Tây Văn từng nói khi cuộc hôn nhân này bắt đầu.
Khi đó anh nói, mấu chốt của sai lầm trong hôn nhân là phản bội và chiến tranh lạnh.
Thật trùng hợp.
Bố mẹ của họ đều vì hai nguyên nhân này mà chia tay.
Đa số các cuộc hôn nhân đều vì phản bội và chiến tranh lạnh đi đến đường cùng.
Nguyễn Niệm đứng dậy vươn tay: “Ôm một chút.”
Lương Tây Văn liền ôm cô vào lòng: “Không vui thì đòi ôm một chút hả?”
“Vâng.” Nguyễn Niệm rầu rĩ, “Em bỗng nhớ tới một câu anh từng nói.”
“Hửm?”
“Lương Tây Văn, chúng ta không được chiến tranh lạnh.”
“Không đâu.”
“Lương Tây Văn, không được mặc kệ em.”
“Anh không nỡ.”
“Lương Tây Văn, anh phải về nhà sớm một chút.”
“Sau này sẽ không về trễ hơn sáu giờ tối.”
“Lương Tây Văn…”
“Hửm?”
“Hình như… Hình như nói gì cũng vô nghĩa cả.”
“Niệm Niệm.” Lương Tây Văn ôm cô, anh cũng biết đã xảy ra chuyện gì, vì thế ôm cô càng chặt, “Em có anh, có nhà của chúng ta.”
“…”
“Sau này không được một mình chạy ra công viên, không được để chồng em không tìm thấy em nữa.” Đoạn hội thoại này hình như đã từng xuất hiện, hình như có hơi ấu trĩ, “Chồng em sẽ rất đau lòng.”
“…”
“Nếu em gặp chuyện gì, chồng em sẽ không sống nổi.”
“…”
“Chồng em còn chờ nhận tiền nhuận bút của em, em phải dẫn anh ấy đi Hongkong uống trà sữa tất da chân, anh ấy còn muốn cùng em sống đến sáu mươi tuổi về hưu rồi đi tiêu xài gia sản của hai người.”
Nguyễn Niệm cuối cùng cũng bị chọc cười, tức giận đẩy anh ra: “Ấu trĩ!”
Lương Tây Văn ôm cô không buông tay: “Dù sao chính là như vậy, chồng em là người trong mắt trong lòng chỉ có yêu em, rời xa em trái đất này không còn xoay nữa.”
“Lương Tây Văn!”
“Hửm?”
“Không nói với anh chuyện này nữa, chúng ta về nhà. Mấy ngày tới em đình công.”
“Được.” Lương Tây Văn một tay nắm tay cô, một tay ôm hoa, nghiêm túc nói, “Em đừng quên vợ chồng cùng chung hoạn nạn đấy.”
Nguyễn Niệm bật cười, nói biết rồi.
Buổi tối Lương Tây Văn làm bữa tối khá muộn, Nguyễn Niệm dù mệt nhưng vẫn cố gắng ăn, sau đó hai người cùng nhau dọn dẹp rồi lên lầu.
Nguyễn Niệm đi tắm rồi chờ Lương Tây Văn, có điều chắc do hôm nay có tâm sự, rất nhanh cô đã có cảm giác buồn ngủ.
Cô mơ hồ cảm thấy được Lương Tây Văn ôm vào lòng, vẫn giống như cô trước đây, vững chắc, thân mật ôm cô.
“Lương Tây Văn, em còn chưa ngủ.”
“Anh biết.” Lương Tây Văn cúi đầu hôn cô, “Vui lên.”
“Không muốn cười.”
“Vậy thì không cười.” Lương Tây Văn dỗ cô, “Không cười cũng yêu em.”
Nguyễn Niệm duỗi tay ôm lấy eo anh.
“Niệm Niệm.”
“Dạ?”
“Đừng suy nghĩ bậy bạ, ngày mai tỉnh lại vẫn còn anh yêu em. Hôn nhân của chúng ta không phải trói buộc, là nhà nơi em sống, là nhà luôn có người đứng sau ủng hộ em, bình đẳng ở bên yêu em, là nơi em có thể yên tâm dỡ xuống phòng bị để nghỉ ngơi.”
“Lương Tây Văn.”
“Hửm?”
“Chúng ta sau này…” Nguyễn Niệm ngẩng đầu, “Có thể không có con được không?”
“Không thích hả?”
Nguyễn Niệm lắc đầu: “Chỉ là em cảm thấy… Con trẻ phải gánh vác quá nhiều thứ, khi sinh mệnh nhỏ kia đến thế giới này, cuộc đời của bố mẹ phải gắn với nó… Em không muốn con trẻ sẽ vì… Vì… Em sợ…”
“Sợ giữa chúng ta xảy ra vấn đề sao?” Lương Tây Văn ôm cô, hỏi.
Nguyễn Niệm không ngại chia sẻ đề tài nhạy cảm này với Lương Tây Văn vì cô biết cảm xúc của anh ổn định, mỗi khi phán đoán đều có góc độ độc đáo, lý trí của anh tỉnh táo hơn cô rất nhiều.
Có lẽ rất nhiều thời điểm đều là Lương Tây Văn cẩn thận bảo vệ cô.
“Đầu tiên anh yêu em, đây là tiền đề của mọi vấn đề. Ngoài ra, cuộc hôn nhân này anh muốn cùng em duy trì nó, thế nên yêu em là đáp án của anh, cũng là chuyện anh muốn làm tốt mỗi ngày, anh sẽ không đưa ra giả thiết chúng ta chia tay, có mâu thuẫn gì chúng ta từ từ nói chuyện, có chỗ nào không hợp chúng ta có thể nghe ý kiến của đối phương, nếu không vi phạm nguyên tắc kia anh sẽ coi em đúng vô điều kiện. Thứ hai, chuyện con cái không phải do mỗi anh quyết định, quyền sinh con nằm trong tay em, em có thể lựa chọn làm mẹ hoặc không, anh không nghĩ hôn nhân của chúng ta bắt buộc phải cần con cái để gắn bó, nếu em không muốn làm mẹ, vậy em chính là Nguyễn Niệm, là Lương thái thái, là bất kỳ người nào em muốn trở thành. Nếu em muốn làm mẹ thì chỉ đơn giản là thêm một thân phận nữa thôi…”
“…”
“Với anh, anh chỉ biết ủng hộ mỗi quyết định của em, còn về vấn đề không muốn có con, anh không phản đối cũng không có ý kiến, bởi vì anh chỉ nghĩ có em bên cạnh, có thêm một đứa con cũng tốt, kinh tế của chúng ta ổn định, chúng ta cũng yêu nhau, chúng ta có thể cho đứa bé điều kiện trưởng thành tốt nhất.” Lương Tây Văn nghiêm túc nói, “Sinh hay không sinh anh đều tôn trọng quyết định của em, em chỉ cần biết anh yêu em, rất rất yêu em.”
Trái tim Nguyễn Niệm mềm xuống, hốc mắt ương ướt. Cô vùi đầu vào lòng anh: “Lương Tây Văn, em cũng vậy, cảm ơn anh.”
Anh xoa đầu cô: “Vợ chồng không phải nên cổ vũ nhau sao?”
Nguyễn Niệm mơ màng thiếp đi.
Đến lúc cô tỉnh lại, đã sáu giờ sáng.
Lương Tây Văn ở ngay bên cạnh cô.
Nguyễn Niệm trở mình, Lương Tây Văn cũng tỉnh, theo bản năng hôn lên trán cô một cái: “Ngủ nữa không? Bảy giờ anh sẽ dậy là bữa sáng, em muốn ăn gì?”
Nguyễn Niệm nhớ lại lời anh nói đêm qua.
Khi đó cô bất an, lo sợ không yên.
Anh luôn kiên nhẫn dịu dàng trấn an cô như thế.
Nguyễn Niệm cọ cọ trong lòng anh: “Ngủ tiếp.”
“Ừ, ngủ thêm một lúc.”
“Ôm một cái.”
“Mới sáng sớm đã dính người.” Lương Tây Văn mở mắt, ôm cô vào lòng, “Ôm một cái.”
Nguyễn Niệm an tâm nhắm mắt lại, nghe tiếng hít thở đều đều của Lương Tây Văn.
Hai người ngủ không đóng cửa phòng, buổi tối Thập Nhất và Tiểu Quất hay đi vào nằm ngủ bên chân họ.
Nguyễn Niệm nghĩ, buổi sáng này thật tốt lành.
Vạn vật sống lại, có anh còn yêu em.
Về hôn nhân, suy nghĩ của cô rất nông cạn.
Lương Tây Văn nói đây là mệnh đề cần dùng cả đời để trả lời, Nguyễn Niệm hỏi anh trả lời thế nào.
Lương Tây Văn nói: “Trả lời anh yêu em, trả lời hôn nhân của chúng ta có sự chung thủy duy nhất, trả lời anh sẽ luôn ở phía sau ủng hộ dung em, trả lời anh mãi mãi là cảng tránh gió của em.”
Sáng sớm ấm áp, chỉ cần nghĩ tới anh, nghĩ tới cái hôn của anh, nghĩ đến nụ hôn của anh, cô liền cảm thấy thế giới này trở nên tràn ngập chờ mong, dù dòng thời gian có dài thế nào cũng không thể khiến cô sợ hãi.
“Lương Tây Văn, chào buổi sáng.”
Lương Tây Văn mở mắt nhìn cô.
Có lẽ vì cô, anh mới cảm thấy thời gian ôn nhu như vậy.
“Chào buổi sáng.”
“Em cũng yêu anh.”