Nhân Sinh Hung Hãn - Lâm Phàm (full) - Bản dịch chuẩn - Chương 1631 - Tay Vươn Quá Dài
- Trang Chủ
- Nhân Sinh Hung Hãn - Lâm Phàm (full) - Bản dịch chuẩn
- Chương 1631 - Tay Vươn Quá Dài
Chính sách phát 16 tỷ USD cho dân cùng các biện pháp kích cầu kinh tế của Thủ tướng Srettha gây lo ngại về nợ công với ngân sách Thái Lan.
Tân Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin tháng này tuyên bố mỗi công dân từ 16 tuổi trở lên ở nước này sẽ nhận được 10.000 baht (hơn 280 USD) qua ví điện tử, theo đúng cam kết mà đảng Pheu Thai của ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
Số tiền này sẽ được dùng để chi tiêu cho những hàng hóa, dịch vụ nhất định trong một khoảng thời gian cụ thể, nhằm “tạo việc làm và thúc đẩy hoạt động kinh tế, đồng thời mang lại nguồn thu cho chính phủ”, ông Srettha, một cựu doanh nhân, nói.
Tổ chức xếp hạng thống kê Fitch Ratings ước tính khoản tiền Thủ tướng Srettha dự định phát cho người dân là 560 tỷ baht (16 tỷ USD), tương đương 2,9% GDP Thái Lan.
Ông Srettha Thavisin phát biểu tại trụ sở của đảng Pheu Thai hôm 22/8. Ảnh: Reuters
Đảng Pheu Thai của ông Srettha cũng có kế hoạch chi 300 tỷ baht (8,2 tỷ USD, tương đương 1,6% GDP) cho phúc lợi người cao tuổi trong vài năm và tăng lương tối thiểu cũng như thu nhập của nông dân. Đây là một phần trong nỗ lực tăng trưởng GDP lên 5% hàng năm của tân Thủ tướng.
Pimrapaat Dusadeeisariyakul, quản lý dự án của Friedrich Naumann Foundation, cơ quan phi lợi nhuận chuyên về nghiên cứu kinh tế, cho hay người dân Thái Lan mong nhận được 10.000 baht càng sớm càng tốt, trong bối cảnh kinh tế Thái Lan gặp nhiều khó khăn, trì trệ.
Dù vậy, chính phủ Thái Lan chưa vạch ra lộ trình cụ thể để thực hiện chính sách phát tiền. Pimrapaat cho rằng Thủ tướng Srettha sẽ dần thực hiện các chính sách kinh tế của Pheu Thai vì phải đáp ứng được kỳ vọng của người dân, nhưng sẽ trì hoãn việc phát tiền để tìm bước đi thích hợp nhất.
“Chính sách này chắc chắn sẽ làm tăng nợ công và khiến một số dự án khác bị trì hoãn”, Pimrapaat nhận định. Nợ công năm nay của Thái Lan đã chiếm hơn 60% GDP, trong khi nợ hộ gia đình cũng tăng mạnh.
Fitch Ratings cảnh báo kế hoạch của Pheu Thai tiềm ẩn rủi ro về tài chính vì có thể gây áp lực lên tổng tỷ lệ nợ trên GDP, nhất là khi tăng trưởng kinh tế không như kế hoạch.
Trong phát biểu hôm 11/9, Thủ tướng Srettha mô tả kinh tế Thái Lan hiện nay là “người ốm”, sau khi chỉ tăng trưởng 1,8% trong quý II, so với mức 2,6% của quý I.
Một số chuyên gia cho rằng những cam kết tăng hỗ trợ như vậy của đảng Pheu Thai có thể không được thực hiện, do họ sẽ vấp phải sự phản đối của đảng Palang Pracharat (PPRP) và đảng Quốc gia Thái Lan Thống nhất (UTN) trong liên minh cầm quyền, vốn có quan điểm bảo thủ về ngân sách.
Teerasak Siripant, giám đốc điều hành của Bower Group Asia, cho biết Pheu Thai có thể là đảng về thứ hai trong cuộc bầu cử và đứng đầu liên minh cầm quyền, nhưng điều quan trọng là họ không được đánh giá thấp sức mạnh của các đảng bảo thủ.
“Giới doanh nghiệp Thái Lan có thể mong đợi một chính phủ do Pheu Thai lãnh đạo, nhưng phe bảo thủ trong liên minh cầm quyền sẽ duy trì quan điểm thực tế hơn về mặt chính trị và kinh tế”, ông Siripant nhận định.