Gả Cho Nam Nhân Bệnh Lại Là Phúc Của Ta - Lạc Ngôn - Chương 49: Họ Lý, họ Nguyễn
- Trang Chủ
- Gả Cho Nam Nhân Bệnh Lại Là Phúc Của Ta - Lạc Ngôn
- Chương 49: Họ Lý, họ Nguyễn
Ta theo quan ông quan bà đi xông đất. Hai nhà Lý, Nguyễn cùng là quan áo xanh trong triều với quan ông, nhà cùng trong một con ngõ. Ông Văn Hậu vừa mới chuyển đến, nhận không ít giúp đỡ từ hai nhà này, tình cảm khá tốt. Nghe nói ông học sĩ Hậu có cô con gái thông minh xinh xắn tuổi mẹo, cả hai nhà liền mời đi xông đất.
Cách phủ của ta bốn căn nhà chính là nhà của Lý Lang trung. Lý Lang trung tên thật là Lý Hiếu, năm nay đã hơn bốn mươi, có 5 trai 2 gái, con cháu đầy đàng gia cảnh thịnh vượng sung túc. Theo tục xông đất, tên hầu vừa mở cửa, ta liền nhanh chân bước vào đầu tiên. Chủ nhà là Lý Lang trung đích thân ra đón khách. Lý Lang trung ngoại hình khá béo tròn, da dẻ hồng hào, trông ông trẻ hơn nhiều so với tuổi. Ta cuối người hành lễ, mỉm cười đoan trang chúc gia chủ “năm mới vạn sự như ý, tất thảy hanh thông, quan lộ thăng tiến, phúc trạch đầy nhà”. Ông Lý Hiếu trông thấy cô bé xinh đẹp, khéo léo, lấy làm vui lòng, liền thưởng ngay một bao lì xì lớn, sau đó mời quan ông quan bà vào trong trò chuyện. Phủ họ Lý có gốc gác lâu đời ở kinh thành, đất đai rộng rãi, sân vườn thông thoáng, kiến trúc cổ kính tao nhã. Ta ngắm mà không khỏi xuýt xoa.
Lý Lang trung gọi vào một bé gái chạc tuổi ta tên là Lý Hoa, bảo nó dắt ta dạo một vòng nhà, cốt yếu để cho người lớn trò chuyện. Lý Hoa giống cha, thân hình khá mũm mĩm, gương mặt có vài phần phúc hậu. Tuy khá mập mạp, như cử chỉ, điệu bộ đều vô cùng thanh tao, nhã nhặn.
– Em ăn mứt táo mèo không?
– Lý Hoa mời ta vào phòng, lấy ra một khay bánh mứt. Ngón tay múp míp chỉ vào thứ vừa được gọi tên là mứt táo mèo
– Đây là thứ gì?
– Món yêu thích của ta! Đặc sản núi rừng Tây Bắc. Còn đây là chè Tà Xừ, thầy u ta đặc biệt tìm mua về cho ta đấy!
Trông gương mặt hạnh phúc của Lý Hoa, ta chắc rằng Lý Lang trung rất yêu chiều đứa con gái này. Cũng phải, trông chị ta giống cha thế mà. Ta nhấm nháp một ít trà bánh, nói cùng chị ta vài chuyện phiếm.
– Tối mai kinh đô có hội hoa đăng, ta và Thúy Phương nhà Nguyễn Học sĩ có hẹn nhau rồi, em có muốn đi cùng không? – Lý Hoa chân thành nói – Em đi cùng đi, bọn ta chỉ có hai người buồn chán lắm. Hội hoa đăng có hát tuồng, có múa rối nước, nghe nói còn có thả đèn trời. Vui lắm, em không đi thì hối hận đấy!
– Em phải xin cha mẹ trước đã – Ta khẽ đáp lời, nghe hội xuân vui như vậy, cô gái nào mà không muốn tham gia cơ chứ.
Lời vừa dứt, một đầy tớ đã đánh tiếng gọi ta về gian phòng khách. Việc chúc tết đầu năm coi như đã xong. Ta cùng quan ông quan bà đi về phía nhà họ Nguyễn. Nguyễn Học sĩ cùng là quan Hàn Lâm Viện như cha ta, cách nhà Lý Lang trung chỉ có hai căn. Hệt như cũ, ta tiến hành xông đất. Chủ nhà Nguyễn Trung Trực tiến ra đón khách. Nguyễn Học sĩ hóa ra là một ông bác, tóc đã hoa râm, chạc chừng năm mươi, người giống như tên trung trực, nghiêm nghị. Phủ Nguyễn ngoài có ông Học sĩ Trực làm quan, còn là một xưởng nhuộm nổi tiếng gần xa. Chính là một tay mẹ ông Học sĩ Trực gầy dựng cơ ngơi này. Nay bà ra người thiên cổ, vợ ông Trực lại tiếp tục kế thừa xưởng nhuộm.
Đón tiếp ta ở nhà họ Nguyễn là cháu gái Nguyễn Học sĩ, chính là Thúy Phương trong lời nói của nàng Hoa. Thúy Phương năm nay mười ba, dáng người mảnh khanh, yêu kiểu. Trái ngược với Lý Hoa sinh động vui tươi, nàng Phương có phần nhút nhát. Chị ta rụt rè mời ta trà bánh, nói không với ta không quá ba câu.
– Chị biết chơi đàn tì bà à? – Ta ngước nhìn cây đàn treo trên giá, cố gắng bắt chuyện, xua tan không khí ngột ngạc.
– Ta..biết một chút… – Thúy Phương mỉm cười, uyển chuyển đến bên giá, chạm vào cây đàn – Em…muốn nghe không?
– Vậy thì hay quá! Chị chơi một bản đi!
Thúy Phương đưa đẩy các ngón tay trắng hồng trên dây đàn, một khúc nhạc du dương vang lên. Âm thanh trong trẻo, lúc hùng hồn, lúc da diết hòa cùng khí trời mát dịu đầu xuân làm tất thảy mọi người thư thái, dễ chịu. Nàng Phương như hòa vào với đàn, sự nhút nhát ban đầu dần biến mất, để lộ ra tư thái khí chất hơn người. Khúc nhạc kết thúc, ta vỗ tay xuýt xoa khen ngợi
– Thế này mà chị nói chỉ biết một chút! – Ta khẽ cười, trêu trọc Thúy Phương
Cô hầu Thị Bính của chị ta nhoẻn miệng cười, châm cho ta tách trà mới
– Cô ba Mai không biết sao, cô chủ là “đệ nhất cầm nữ ” của kinh thành đấy!
– Ta đã bảo em đừng đem cái tên sáo rỗng ấy ra nói rồi mà! – Cháu gái Nguyễn học sĩ trừng mắt nhìn cô hầu của mình, nghiêm nghị nói.
– Chị đừng la cô ấy, cô ấy nói có sai đâu! Đúng là đệ nhất! – Ta nhìn Thị Bính, gật đầu công nhận
– Cô Mai có rảnh rỗi thì đến chơi với cô chủ, cô chủ không có chị em gái, không có ai tâm sự!
Thúy Phương mỉm cười, ta gật đầu đồng ý. Chẳng rõ vì sao, ta cảm thấy rất thích hai cô nàng đầu xuân này. Một cô vui tươi hoạt bát, một cô dịu dàng khéo léo. Ở kinh thành không có mấy người bạn, kết giao được với họ cũng là một cái duyên.
Chúng ta vừa trở về nhà thì hay có khách quý đến. Quan ông vội vội vàng vàng chỉnh đốn áo quần tiến đến gian chính. Ta thưa cha, định về phòng nghỉ ngơi, đi cả một ngày làm ta thấy hơi uể oải. Quan ông gật đầu đồng ý, ta vừa xoay người định rời thì tên hầu Điền cúi người ngăn lại
– Thưa, là đến tìm cô ba!