Gả Cho Nam Nhân Bệnh Lại Là Phúc Của Ta - Lạc Ngôn - Chương 44: Công và quạ
Ngưu thị đương ngã vật ra ghế thì ngồi dậy, chỉnh đốn phong thái, mắt đảo như lạc rang. Thị đánh giá cô ba phủ Huỳnh từ trên xuống dưới. Cô ba kia một thân y áo sang trọng quý phái, đeo đầy ngọc ngà trang sức, chắc chắn được sủng ái không ít. Tuy chỉ là con thứ, nhưng phong thái đoan trang, chuẩn mực, đến bước đi cũng khoan thai nhẹ nhàng, không phải là hạng thứ phẩm. Ngưu thị nghĩ rồi lại nghĩ, nhớ lại năm đó làm khó làm dễ đủ điều với Hồ thị, bây giờ muốn lấy con gái của ả ta e rằng không dễ. Huống hồ dù là cô nào cũng đều mang họ Huỳnh, tên Văn Hậu kia không thể nói vứt bỏ là vứt bỏ. Chỉ cần mối hôn này đạt được, thị chắc chắn sẽ cắn chặt phủ Huỳnh không buông. Nghĩ đến đây, Ngưu thị thu lại ánh mắt lạnh lẽo kia, nặn ra một nụ cười méo mó.
– Dù là cô nào cũng là con gái phủ Huỳnh, tôi đều thích cả!
Hồ Cẩm Tú chớp chớp mắt, phất tay ra hiệu cho ta. Ta hít vào thật sâu, trong lòng không khỏi đau đớn, sau đó bước về phía bà Ngưu, cúi người lễ phép
– Con kính chào Ngưu phu nhân! Con tên gọi là Khánh Mai, qua hết mùa đông này là 9 tuổi…
– Tốt tốt, thật là lễ phép! – Bà ta lấy ra một bao lì xì, đặt vào tay ta, rồi lại xoay người trừng mắt với thiếu niên đứng phía sau – Còn không mau chào hỏi!
Hắn lê thân thể mềm yếu bước ra giữa phòng, mệt mỏi cất tiếng, giọng khàn đục
– Chào cô chiêu Mai, ta tên là Võ Bá Hoài, 12 tuổi!
Bấy giờ ta mới dám ngước mặt nhìn nam nhân sẽ là chồng ta trong tương lai. Hắn chỉ mới 12 tuổi nhưng dáng người khá cao, tay chân khẳng khiu như que củi, mắt trũng sâu, gò má cao tiều tụy, làn da nhợt nhạt xanh như tàu lá. Trên người không có phục sức gì quý giá, hoàn toàn là một thân áo đơn sơ. So hắn với Trần Thành béo tròn phú quý, không khác gì đem quạ so với công. Ta cảm thấy một luồng khí lạnh chạy dọc toàn thân, len lỏi sâu vào lồng ngực ta làm nó thắt lên một cái. Không lẽ nữa đời còn lại ta phải sống với mẹ chồng cay nghiệt và người chồng bệnh tật hay sao? Đây không khát gì một đao chém xuống hủy hoại tương lai của ta.
Tin đồn ta phải gả cho con trai bệnh tật của một nhà xuống dốc nhanh chóng lan ra khắp phủ. Đám người đi ngang qua ta, kẻ thì thương xót, kẻ thì trào phúng. Hiện giờ ta đây không khác chi một cậu chuyện tiếu lâm trong sách vở. Cố gắng học tập, cố gắng phấn đầu, cố gắng lấy lòng quan ông, cứ tưởng rằng tương lai sẽ khá khẩm hơn một chút, dù không gả cho nhà quan lại, cũng có thể gả cho một thư sinh, gả cho một thương buôn làm chính thất, nào có ngờ. Tranh tranh đấu đấu, cuối cùng đứa con vợ lẽ như ta chỉ là đá lót đường, chỉ là kẻ chết thay. Ta cứ đinh ninh rằng, địa vị của ta trong lòng cha nay đã khác. Ta mua vui cho ông, ta thêu thùa may vá, ta ngoan hiền hiếu thảo nhưng rồi kết quả thì sao? Hai người chị cao quý kia của ta không muốn xa vào chốn địa ngục đó, liền trút tất thảy lên đứa con không chỗ dựa như ta. Nghĩ đến đây lòng ta không khỏi chua xót. Ta trút bao lì xì trong tay ra bàn, ba đồng xu leng keng rơi xuống. Thược Dược giật mình, đây là loại khinh miệt đến mức nào cơ chứ. Ta cười lạnh, trong mắt đã đầy nước. Hóa ra trong mắt bọn họ ta chỉ đáng có ba xu. Đây coi như đả kích cuối cùng khiến ta giọt nước tràn ly, không nhịn được nữa mà ngã vật ra sàn, gào lên từng tiếng: Ông trời bất công.
Hôm sau, thời tiết càng khắc nghiệt hơn hôm trước. Sáng sớm thức dậy, miệng có thể thở ra từng làn hơi khói. Trời phủ đầy sương mù, mờ mờ như những bức tranh thủy mặc. Trời lạnh cắt da cắt thịt nhưng chẳng lạnh bằng cõi lòng ta. Ta thức dậy, quấn chặt người trong từng lớp áo ấm, sau đó đi thưa hầu quan bà. Ngồi một nén nhang, ta liền có thể trở về. Vừa bước ra khỏi cửa phòng đã nghe Khánh Ngọc khúc khích với một đứa hầu gái
– Xem xem, hôm trước đưa về một cậu ấm Quốc công, tưởng sắp rũ đi lớp lông gà vịt bay lên làm phượng hoàng, ai dè…Ôi chao! “Con cóc ngồi góc bờ ao, lăm le muốn đớp ngôi sao trên trời” chẳng ngờ nó không đớp được sao, lại nuốt nhầm một hòn sỏi! Hahahaha
– Cô chủ nói phải, đời người nên an phận, nên biết cái gì thuộc về mình. Con cóc thì chỉ hợp với hòn sỏi thôi! – Con hầu Nhi thân vận viên lĩnh trường bào màu xanh mực, cúi đầu với Khánh Ngọc nhưng mắt liếc nhìn ta, không ngại mà phô ra nụ cười khinh khỉnh
Chỉ nghe chát một tiếng, mặt hầu Nhi đỏ ửng một mảng, khóe miệng bật máu. Nó hoảng sợ lùi về phía sau Khánh Ngọc, nắm chặt lấy vạt áo nàng ta. Thấy con hầu của mình bị đánh, nàng ta chỉ vào mặt ta mà gằn
– Hỗn xược! Ai cho mày cái quyền xử phạt đầy tớ của tao! .
Truyện đề cử: Thầy Bạch! Đừng Làm Loạn
Ta xoa xoa bàn tay hơi ran rát của mình, nhẹ nhàng mỉm cười
– Thứ nô bộc hỗn xược gièm pha chủ nhân này, chị giữ lại làm gì cho bẩn mắt, bẩn tai. Tôi cũng nói cho chị biết, tâm trạng của tôi rất là không tốt, thấy có người nói bóng gió tôi liền nghĩ là nói mình đấy! Thế nên…để tôi nghe thấy thêm một lời gièm pha nào nữa, tôi chắc chắn cắt lưỡi, rút móng nó!
Không chỉ có Khánh Ngọc giật mình, hầu Hồng cũng thế. Bọn họ không ngờ cô ba thường ngày ngoan ngoãn lễ phép, hôm nay lại bá đạo như thế. Họ không hay rằng, tâm ta như đã chết. Ngoan ngoãn lễ phép thì có ích gì cơ chứ, cuối cùng không phải chỉ là một hòn đá, muốn thảy đi đâu thì thảy sao. Vả lại hiện tại, trong lòng quan ông chính là sự áy náy vô bờ với ta, ta muốn vịn vào sự áy náy đó, triệt để trả đũa đám người kia. Cái tát ngày hôm nay chính là tuyên bố, ta không nhẫn nhịn nữa, ngươi động đến ta một, ta sẽ trả các người mười.
Ở một căn phòng nào đó trong phủ, một vú già đang đấm bóp cho một người phụ nữ xuân thì. Thị vận đối khâm màu sen nhạt, khoác áo cừu dày, hơ tay trước lò sưởi. Vú già từ tốn kể lại tất thảy chuyện trong nhà, thị ta gật gù nghe
– Dì định thế nào đây? – Vú già hỏi
– Chưa phải lúc, hiện giờ quan ông đối với con của Thị Hoa vô cùng áy náy, e sẽ bù đắp vô ngần, ta không nên động thủ – Người đàn bà đáp
Vú già dừng tay đấm, ngồi xuống dưới phản gỗ
– Thế dì định đợi đến khi nào?
– Quân tử trả thù mười năm chưa muộn!
Sau đó hai ngày, Ngưu thị đưa con trai thứ hai đến phủ Huỳnh, sau đó theo con trai cả đi Cửu Chân nhậm chức. Trời mưa lất phất Võ Bá Hoài không có lấy một người hầu, hắn cầm một chiếc ô, mang một tay nải đứng ở cửa phủ Huỳnh đúng một canh giờ hệt như Hồ thị năm đó trước cổng nhà họ Võ.