Gả Cho Nam Nhân Bệnh Lại Là Phúc Của Ta - Lạc Ngôn - Chương 20-2: Ngoài lề: Văn hóa nước nhà
- Trang Chủ
- Gả Cho Nam Nhân Bệnh Lại Là Phúc Của Ta - Lạc Ngôn
- Chương 20-2: Ngoài lề: Văn hóa nước nhà
Chương này không phải là truyện chính, chỉ là chia sẻ của tác giả về vài điều hay ho của văn hóa nước nhà trong quá trình tìm hiểu để viết truyện. Bạn đọc nếu yêu thích xin mời ở lại, nếu không thích có thể lướt qua
Tôi xin phép nói về những điều sau:
1. Độ tuổi nhân vật vì sao lại nhỏ như vậy?
2. Trang phục của nhân vật trông như thế nào?
3. Trang phục quan lại trông ra sao?
___________________________________________________
1. Độ tuổi của nhân vật vì sao lại nhỏ như vậy?
Chắc chắn có bạn đọc sẽ thắc mắc các nhân vật chỉ từ 8 đến 10 tuổi, sao lại trưởng thành và mưu mẹo như vậy, tôi xin trả lời như sau:
Thời xưa độ tuổi kết hôn lập gia đình thường rất sớm, trung bình từ 14-16 tuổi, cũng có những trường hợp kéo dài đến 18 tuổi do những lý do khác. Để kết hôn ở độ tuổi này, các gia đình thường bắt đầu tìm thông gia và hứa hôn, đính hôn từ khi 12-14 tuổi. Tuy không tìm được tài liệu lịch sử của thời Lý-Trần nhưng ở thời Nguyễn, tôi tìm được công văn như sau “Theo Luật I/59, nam phải đủ 18 tuổi, nữ phải đủ 15 tuổi mới được phép kết hôn”. Đó là khi có ảnh hưởng tân tiến của phương tây, trước đó thì độ tuổi thường khá nhỏ.
Ví dụ như: Trong triều đình Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh khi mới 8 tuổi
Khi kết hôn, phụ nữ thường phải đối mặt với thử thách làm dâu hà khắc từ mẹ chồng và chị dâu em chồng, đồng thời chống chọi với tính lăng nhăng của đàn ông, do đó họ thường có xu hướng được giáo dục trưởng thành từ sớm để chuẩn bị cho đời sống hôn nhân sau này.
2. Trang phục
a. Giao lĩnh (giao lãnh)
Giao lĩnh là tên gọi của loại áo vạt chéo, dân gian thường gọi là áo tràng vạt.
Giao Lĩnh Thường – tức bộ y phục gồm chiếc áo 6 thân có cổ giao nhau (giao lĩnh) đi cùng với chiếc váy quây (thường) – là phục trang phổ biến nhất trong dân gian
Giao lĩnh trên tranh vẽ nhà Minh (hình trên)
b. Viên lĩnh
Viên lĩnh gần giống như giao lĩnh nhưng cổ áo tròn và kín đáo hơn, là trang phục dùng cho cả triều đình và dân gian. Viên lĩnh thường xẻ bốn vạt, dài quá đầu gối, tay áo rộng. Những khi phải luyện tập, lao động, người ta mặc viên lĩnh dài quá thắt lưng, tay hẹp hoặc không tay, thắt đai, mặc quần đùi hoặc quần dài quấn xà cạp.
*mô tả viên lĩnh 4 vạt (hình bên dưới)
Cre: Đại việt cổ
Màu tía, nhị phẩm màu đại hồng, tam phẩm màu đào hồng, tứ phẩm màu lục, ngũ lục thất bát phẩm màu biếc, bát cửu phẩm màu xanh.
Quan văn thì đội mũ chữ đinh màu đen, tụng quan thì đội mũ toàn hoa màu xanh
Cre ảnh: Quốc sử quán